Friday, March 21, 2014

NATO “bất lực” hoàn toàn trước Nga trong khủng hoảng Ukraine



(Kienthuc.net.vn) - Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, Liên minh quân sự NATO đã hoàn toàn “bất lực” trước Nga.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du nước ngoài từ hôm thứ Ba (18/3) nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu của mình. Đồng thời, ông còn đưa tuyên bố rằng, chính cuộc khủng hoảng ngoại giao với Nga sẽ càng làm NATO “mạnh hơn và thống nhất hơn bao giờ hết”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, vụ khủng hoảng Ukraine phản ánh sự “bất lực” của NATO trước chiến thắng ngoạn mục của Tổng thống Putin, đó là sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Những lính lạ (được cho là binh sĩ Nga) chiếm đóng các cứ điểm quan trọng ở Crimea trong những ngày căng thẳng qua. 
Trong khi ông Biden ở Warsaw “khua chân múa tay” hứa hẹn “kề vai sát cánh” với Ba Lan, thì Tổng thống Putin lại đang có bài phát biểu trọng đại ở Điện Kremlin tuyên bố sáp nhập Crimea và Sevastopol. Động thái từ người đứng đầu nước Nga đã đặt Mỹ vào tính thế buộc phải “rút gươm” hành động.
Để có thể hành động, Mỹ hay các quốc gia phương Tây cần phải có cơ sở pháp lý để thực hiện điều đó. Thực tế, Ukraine hiện vẫn chưa phải là thành viên của NATO mặc dầu mọi người suy đoán từ nhiều năm trước rằng, quốc gia này đã sẵn sàng tham gia tổ chức quân sự trên. Chính vì lý do trên, nên NATO không thể can thiệp vào Ukraine theo Điều số 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ở đó, điều khoản này ghi, nếu một quốc gia thành viên NATO bị tấn công, các thành viên còn lại có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước đó.
“Nguyên nhân trên một phần đã khiến NATO khó có thể thực hiện bất cứ động thái mạnh tay nào. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là NATO bất lực trước Nga đúng không? Vâng, tôi nghĩ là như vậy”, chuyên gia phân tích cao cấp từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CIS) Andrew C. Kuchins nói.
Các biện pháp trừng phạt bị coi là động thái đáp trả “thảm hại”
Khi NATO không có lý do thích đáng nào để can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine, thì các thành viên của nó đã tính tới các biện pháp trừng phạt đối với Nga như cấm thị thực hay cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, hôm 18/3, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind đã nhận xét rằng, những biện pháp đáp trả này là “thảm hại”.
“Đây là cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối mặt. Đó còn là khủng hoảng đối với châu Âu, chứ không riêng Ukraine”, ông Malcolm Rifkind trao đổi trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh BBC. Và, theo ông, sự thiếu đồng thuận trong các hoạt động quân sự là “rất đáng lo ngại. Cộng đồng quốc tế đến nay chỉ áp dụng biện pháp trừng phạt về thị thực hay tài sản mà thôi. Đó là cách phản ứng thảm hại”.
Lãnh đạo Nga, Crimea và Sevastopol cùng nhau ký vào bản Hiệp ước sáp nhập ở điện Kremlin. 
Hy vọng NATO dùng vũ lực quân sự
NATO có một số lựa chọn quân sự, trong đó có cả việc triển khai 14.000 binh sĩ tinh nhuệ của mình. Tuy nhiên, để làm được điều nó, NATO đòi hỏi cần sự nhất trí của tất cả 28 thành viên. Có điều đáng chú ý, đội quân này sẽ chiến đấu ở một khu vực, nơi đã chứng kiến nhiều xung đột trong những thập kỷ gần đây. Vụ can thiệp gần đây do NATO dẫn đầu là ở Kosovo hồi năm 1999.
“Sau 10 đến 12 năm can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq, rõ ràng việc sử dụng vũ lực chưa phải là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Chúng ta nhận thấy, NATO đã miễn cường triển khai quân tới Syria và Libya””, chuyên gia nghiên cứu về NATO ở trung tâm Chatham House là Kathleen McInnis nói.
Trong thời gian đó, NATO cũng tiến hành những cuộc tập trận chung gần biên giới với Ukraine.
NATO cũng ngần ngại can thiệp quân sự hồi năm 2008 khi mà Nga tấn công Gruzia. Và cũng giống Ukraine, Gruzia cũng đã nhận nhiều lời gợi ý gia nhập vào NATO. Song, nước này vẫn chưa phải là thành viên của tổ chức quân sự NATO vào thời điểm đó. Vì thế, NATO “đành” từ chối can thiệp quân sự.
Vậy, NATO cần làm gì để thể hiện sức mạnh quân sự của mình? Theo Kathleen McInnis, có lẽ sức mạnh đó chỉ được nhìn thấy thông qua khối tài sản cùng quy mô các cuộc tập trận quân sự dọc biên giới phía đông của NATO.
Cơ hội để NATO phục hồi vị thế
Trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài của mình, hôm 19/3, Phó Tổng thống Biden đã có cuộc họp mặt với Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite và Tổng thống Latvia Andris Berzins. “Những sự kiện gần đây nhắc nhở chúng ta rằng, nền tảng của liên minh vẫn dựa trên nguyên tắc tự vệ tập thể (được ở Điều 5 Hiệp ước NATO)”, ông Biden phát biểu.
Chính phát ngôn trên cùng một số nguồn tin khiến cộng đồng hy vọng, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể giúp phục hồi năng lực, thanh thế của NATO.
Nick Witney, thành viên Hội đồng châu Âu, chia sẻ ý kiến: “Theo quan điểm của NATO, cuộc khủng hoảng Ukraine là do ý trời”. Tuy nhiên, khi các thành viên NATO đang phô trương về sức mạnh quân sự của mình, Ukraine có thể sẽ ngậm ngùi nhớ về Biên bản ghi nhớ Budapest.
Văn kiện thỏa thuận được ký kết bởi Mỹ, Nga và Ukraine hồi năm 1994 ghi rõ, Kiev giao nộp tất cả kho vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô cho Nga. Đổi lại, họ nhận được cam kết các bên sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho nước họ. “Thật nực cười, thỏa thuận đó hiện thời dường như chẳng có giá trị nào cả”, Kuchins nói.
Thanh Nga (theo NBC)

No comments:

Post a Comment