Friday, March 21, 2014

Cựu Ngoại trưởng Philippines: Nguy cơ Biển Đông thành Crimea của TQ


(GDVN) - Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.
Cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo
Philstar ngày 21/3 đăng bài phân tích của cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo nhận định, Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình Ukraine sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea và thái độ phản ứng của các bên để tìm cách nuốt trọn Biển Đông.
Nhiều người Philippines quan tâm đến tình hình cục diện Ukraine và đặc biệt chú ý đến thái độ thụ động của Mỹ và châu Âu trước việc Moscow "lấy đất trắng trợn và thái quá". 
Họ cho rằng phản ứng của phương Tây sau nhiều bước quanh co cuối cùng đã được chọn lọc và hạn chế vì phương Tây không muốn gánh những thiệt hại do biện pháp trừng phạt hoặc chiến tranh với Nga vì Crimea có thể gây ra.
Ông Romulo bình luận, cũng giống như Nga, Trung Quốc chủ trương đòi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" ở Biển Đông trong bối cảnh không có một xã hội dân sự hay phương tiện truyền thông quan trọng nào làm đối trọng với sự hung hăng của giới chức Bắc Kinh.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea đang là đề tài thu hút sự chú ý rộng rãi từ dư luận.
Cục diện Ukraine sẽ khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ không mạo hiểm tham gia các xung đột với Trung Quốc một khi xảy ra trên các đảo, bãi cát ngầm ở Biển Đông? Liệu Mỹ đã vạch ra trong các vùng biển tranh chấp?
Có nhiều người Philippines ngày càng nghi ngờ về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc thực hiện cam kết của họ theo Hiệp ước Quốc phòng Mỹ - Philippines nếu "toàn vẹn lãnh thổ" của Philippines bị tổn hại.
Nhìn lại Ukraine, năm 1994 Kiev đặt bút ký vào biên bản ghi nhớ Budapest cùng Anh, Mỹ và Nga trong đó cam kết đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine, đổi lại Kiev chấp nhận tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. 
Nhưng vừa qua khi được hỏi làm thế nào để chắc chắn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk đã không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
Trung Quốc gần đây hung hăng hơn trên Biển Đông và ra sức củng cố cái gọi là yêu sách chủ quyền với đường lưỡi bò phi pháp.
"Chúng tôi thực hiện biên bản ghi nhớ này. Và hôm nay chúng tôi yêu cầu được bảo vệ. Nếu chúng tôi không được bảo vệ, hãy cho tôi biết làm cách nào để yêu cầu các nước khác trên thế giới ngừng chương trình hạt nhân của họ?" ông Yatsenyuk hỏi lại các phóng viên.
Romulo phân tích, Hoa Kỳ công bố trục chiến lược của họ xoay về khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã 2 năm qua, cho đến nay trục chiến lược này vẫn phần nhiều dừng ở từ ngữ mà thiếu hoạt động triển khai trên thực tế.
Mỹ đang phải đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang hỗn loạn, trong khi Washington phải thu hẹp ngân sách quân sự của mình.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, việc Trung Quốc leo thang chiếm trọn Biển Đông không còn là nguy cơ xa vời, mà rất hiện hữu và thực tế. Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.

No comments:

Post a Comment