Con đường này đã được lên kế hoạch xây dựng từ rất lâu....RFA
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-08-04
Thời gian gần đậy, các vùng thôn quê miền Trung dậy lên chuyện đóng phí giao thông nông thôn, phí mua mõ an ninh và một số thứ phí khác. Trong đó, phí giao thông nông thôn được nhiều người quan tâm nhất bởi việc thu phí do các cơ quan chức năng cấp địa phương tổ chức rầm rộ, rình rang và có nhiều điều đáng bàn.
Phí giao thông đi về đâu
Điều người dân quan tâm nhất vẫn là phí giao thông nông thôn sẽ đi về đâu và bao giờ những con đường ở nông thôn sẽ được bằng phẳng, hết ổ gà ổ voi…
Ông Trung, người Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, chia sẻ: “Về an toàn giao thông thì bên anh đóng sạch. Nói chung nếu công an mà phạt thì giống như ngày 1 năm này mình đóng thì đến ngày 1 năm sau mình không đóng lại thì nó phạt. Dùng để sữa chữa bên đường bộ, họ báo thế thì mình nghiêm chỉnh nhưng nếu một hai năm sau họ không làm thì mình cũng chịu thôi chứ làm sao. Đất thì có thổ công, mình ở đây thì họ kêu mình phải nộp.”
Vần đề ông Trung muốn nói ở đây là sau hơn năm năm đóng phí giao thông đường bộ với mức phí dành cho xe máy từ 50 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng, nếu là xe từ 50 phân khối đến 90 phân khối sẽ đóng 50 ngàn đồng, 100 phân khối trở lên sẽ đóng mức phí 100 ngàn đồng. Và khi kêu gọi nhân dân đóng tiền, các cơ quan đã viện dẫn nghị định số 56/2014/NĐ-CP mới sửa đổi, bổ sung mới sửa đổi, bổ sung mới sửa đổi, bổ sung của chính phủ. Nói rằng mục đích đóng phí là để tái xây dựng và bảo trì giao thông nông thôn.
Thế nhưng trong suốt thời gian người dân đóng phí cho đến nay đã được 5 năm mà tất cả mọi con đường ở nông thôn đều chưa được tu bổ. Nếu có tu bổ chăng nữa cũng trông chờ vào viện trợ hoặc các dự án xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu phố mới do trung ương phê duyệt và rót vốn. Theo chỗ ông Trung nhận biết thì chưa bao giờ có một cuộc họp với dân để công khai khoản chi phí thu được hằng năm và kế hoạch thu chi ra sao, hoàn toàn không có điều này. Suốt năm năm dài, điều mà người dân thấy được là tiếng loa kêu gọi, vận động nộp phí rầm rộ, sau đó là sự im hơi lặng tiếng, khoản phí không biết đã về đâu. Những con đường vẫn cứ ổ gà ổ voi nhiều hơn trước.
Trong khi đó, nếu làm một phép tính nhẩm ở cấp thôn, trung bình mỗi thôn ở miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có từ 300 đến 500 hộ dân, mỗi hộ dân có ít nhất là một chiếc xe gắn máy, nhiều hộ có đến bảy chiếc xe gắn máy trong nhà, giả sử chia trung bình mỗi nhà có hai xe thì mỗi thôn có từ 600 đến 1200 xe gắn máy. Và đương nhiên phép chia này đã loại bỏ những xe gắn máy đời cũ, xe cub có dung tích xilanh dưới 100 phân khối. Như vậy, trung bình mỗi thôn thu được từ 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng phí giao nông nông thôn mỗi năm.
Và nếu kể thêm về các con đường trong thôn, chắc chắn là các con đường nông thôn được làm bằng bê tông theo diện nhà nước và dân cùng xây dựng, nhà nước rót xi măng và cát sạn, người dân bỏ sức lao động để xây dựng. Đó là chưa kể đến những con đường bê tông do một số Việt kiều và bà con phương xa gởi về xây dựng. Và suốt từ khi xây dựng đến nay, quãng đường dài ước chừng từ 2km đến 3km trong các thôn đều chưa bao giờ được tu bổ.
Và nếu kể thêm về các con đường trong thôn, chắc chắn là các con đường nông thôn được làm bằng bê tông theo diện nhà nước và dân cùng xây dựng, nhà nước rót xi măng và cát sạn, người dân bỏ sức lao động để xây dựng. Đó là chưa kể đến những con đường bê tông do một số Việt kiều và bà con phương xa gởi về xây dựng. Và suốt từ khi xây dựng đến nay, quãng đường dài ước chừng từ 2km đến 3km trong các thôn đều chưa bao giờ được tu bổ.
Nếu tiếp tục làm một phép cộng của suốt 5 năm trời thu phí giao thông nông thôn, số tiền có thể lên đến ngót nghét nửa tỉ tới một tỉ đồng tùy thuộc và lượng xe mỗi thôn. Thế nhưng đường không sửa chữa, ổ gà ổ voi ngày càng nhiều, không có con đường nào mới xây dựng. Như vậy, số tiền thu được của dân đã trôi về đâu?
Câu hỏi của ông Trung cũng là câu hỏi đầy bức xúc của đa phần dân lao động nghèo Việt Nam trước cảnh nhà nước, nhà chức trách địa phương luôn rầm rộ, công khai trong việc thu bất kì một khoản phí nào từ người dân nhưng lại rất bí mật trong việc chi tiêu nó và kết cục là mục đích thu chi trong những lời kêu gọi, vận động nhân dân đóng phí đã hoàn toàn bị bỏ quên. Mọi sự bị rơi vào vòng bí mật, chỉ có nhà nước, chính quyền tự biết với nhau chứ người dân thì mù tịt. Chính vì thế, đối với ông Trung, việc đóng lệ phí đường giao thông nông thôn hoàn toàn không mang đúng mục đích và ý nghĩa của nó như đã nghe tuyên truyền, rêu rao. Vì nếu đúng như mục đích ban đầu, khoản tiền của dân được dùng đúng nơi đúng chốn thì mọi con đường ở nông thôn không bị xuống cấp trầm trọng như hiện tại.
Câu hỏi của ông Trung cũng là câu hỏi đầy bức xúc của đa phần dân lao động nghèo Việt Nam trước cảnh nhà nước, nhà chức trách địa phương luôn rầm rộ, công khai trong việc thu bất kì một khoản phí nào từ người dân nhưng lại rất bí mật trong việc chi tiêu nó và kết cục là mục đích thu chi trong những lời kêu gọi, vận động nhân dân đóng phí đã hoàn toàn bị bỏ quên. Mọi sự bị rơi vào vòng bí mật, chỉ có nhà nước, chính quyền tự biết với nhau chứ người dân thì mù tịt. Chính vì thế, đối với ông Trung, việc đóng lệ phí đường giao thông nông thôn hoàn toàn không mang đúng mục đích và ý nghĩa của nó như đã nghe tuyên truyền, rêu rao. Vì nếu đúng như mục đích ban đầu, khoản tiền của dân được dùng đúng nơi đúng chốn thì mọi con đường ở nông thôn không bị xuống cấp trầm trọng như hiện tại.
Những con đường đau khổ
Một người dân khác tên Tuệ, ở Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chia sẻ: “Thì có chỗ làm chỗ không, chỗ hư toe loe thì cứ toe loe, chỗ chưa hư mà sửa lại cũng vậy. Đôi lúc nói cũng không được, mình nói ai nghe được, nên mình nghe cứ nghe vậy thôi! Như xưa người ta bảo châu chấu đá voi, vậy nên chỉ có đôi lúc ngồi uống cà phê rồi nói với nhau, đường đó mang tên ông này ông kia, cũng tướng tá nhưng hắn không sửa cũng không sửa, quyền bên đó chứ quyền chi của mình…!”
Theo ông Tuệ, mọi con đường bê tông hóa ở Việt Nam nói chung và ở xứ sở quê chôn nhau cắt rốn của ông nói riêng đều mang dáng dấp đau khổ. Sở dĩ ông nói nó là con đường đau khổ vì nó chứa quá nhiều mồ hôi và nước mắt của nhân dân nhưng lại rơi quá nhiều vào các quán nhậu và nhà thổ. Ví dụ như chương trình bê tông hóa nông thôn theo kiểu nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước tuyên bố bỏ ra 50% và nhân dân đóng góp công sức xây dựng cùng với 50% còn lại. Chỉ tính riêng khoản này không thôi, nhân dân đã tốn ngót nghét 70% chi phí xây dựng. Vì khi xây dựng đường, nhà nước họp dân để bầu ra các ban bệ xây dựng.
Các ban bệ này chính là vấn đề mấu chốt để dẫn đến rắc rối và thâm thủng tài chính. Họ là những người vốn dĩ có quan hệ qua lại với giới quan chức địa phương, thậm chí một số cán bộ thôn cũng nằm trong ban bệ này, gọi là giám sát thi công. Chính các ban bệ kiểu này là đơn vị toa rập với nhà xe chở vật liệu để rút ruột công trình. Và những buổi nhậu buổi chiều của họ đều rút ra từ những bao ciment trong xây dựng. Chính vì thế, khi hoàn thành, đường luôn kém chất lượng, qua chừng hai mùa mưa thì sụt lún, nứt nẻ đủ chuyện.
Và kinh hãi nhất đối với ông Tuệ vẫn là chuyện ép những hộ nghèo, thiếu điều kiện cũng phải đóng phí xây dựng giao thông nông thôn. Nhiều nhà phải đi vay tiền để đóng, nợ lên nợ xuống vì con đường. Đã thế, hằng năm, người ta còn phải đóng phí giao thông nông thôn của xe gắn máy. Và khoản phí này không dùng vào đâu cả. Nhiều cán bộ thôn khi nghe dân hỏi vì sao không tu bổ hoặc xây dựng lại những copn đường đã bị hỏng, chỉ nghe cán bộ trả lời rằng khoản phí đó chẳng thấm béo vào đâu cả, chỉ mang tính tượng trưng.
Trên thực tế thì phí giao thông nông thôn mỗi năm luôn là con số khủng, từ vài chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng. Nếu dùng nó để tái thiết mọi con đướng trong thôn đều có thể dư thừa. Tuy nhiên, sau 5 năm đóng phí giao thông nông thôn, người ta chỉ nhìn thấy một kết quả duy nhất, đó là đường hư cứ hư dân đóng cứ đóng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment