Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-06-19
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam-UNCLOS
Một Tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam và yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế ký ngày 18 tháng 6 vừa được công khai trên mạng một hôm sau, 19 tháng 6.
Tâm tư, nguyện vọng của những người ký tên là gì?
Tâm tư, nguyện vọng của những người ký tên là gì?
Nêu rõ âm mưu của Trung Quốc
Ngay khi bản Tuyên bố vừa nêu được công khai trên mạng, số người tham gia ký tên được gần 120 người hiện sinh sống trong và ngoài nước. Trong số họ có những vị trí thức đang tham gia giảng dạy, nghiên cứu, có những người đã nghỉ hưu, những vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, những kỹ sư, doanh nhân và sinh viên đang còn đi học.
Tuyên bố nhắc lại hành động mới nhất của Trung Quốc là đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt tại khu vực thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hồi đầu tháng 5 cho đến nay. Hoạt động này nằm trong tính toán có từ lâu nay của chính quyền Bắc Kinh và đó là hành động xâm lược.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố mới được công khai, nói về âm mưu bành trướng, xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam như sau:
Âm mưu của Trung Quốc là rất rõ ràng nhưng lãnh đạo của Việt Nam vẫn chưa tỉnh. Qua ứng xử, qua nói năng…vẫn cố níu kéo vào cái ‘hữu nghị’ để dựa vào cái hữu nghị ấy mà tồn tại, tìm vào sức mạnh Trung Quốc để tồn tại. Tôi thấy Trung Quốc đưa giàn khoan và là để bắt Việt Nam phải khuất phụcNhà văn Phạm Đình Trọng
Tôi thấy âm mưu của Trung Quốc là rất rõ ràng nhưng lãnh đạo của Việt Nam vẫn chưa tỉnh. Qua ứng xử, qua nói năng…vẫn cố níu kéo vào cái ‘hữu nghị’ để dựa vào cái hữu nghị ấy mà tồn tại, tìm vào sức mạnh Trung Quốc để tồn tại. Tôi thấy Trung Quốc đưa giàn khoan và là để bắt Việt Nam phải khuất phục, nhượng bộ Trung Quốc. Tôi nghĩ Dương Khiết Trì sang Việt Nam cũng chả phải để đàm phán gì để giảm căng thẳng tình hình mà chỉ là răn đe, lấn tới trong ý đồ của họ thôi.
Luật sư Trần Quốc Thuận, cũng là một trong những người ký tên vào Tuyên bố lên án Trung Quốc Xâm lược và Yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế, có nhận định về ý thức của người dân thường, của cả một số đảng viên Cộng sản và của chính phủ Hà Nội đối với âm mưu bành trướng của Trung Quốc:
Việt Nam cũng thấy và thấy rất rõ, chứ không phải không rõ, nhưng mà bao giờ họ cũng đưa khẩu hiệu ‘hãy vì đại cục’, phải nhìn xa; tức họ đem ‘chủ nghĩa xã hội’ ra nhá nhá ‘đồng đảng, đồng biên giới, đồng văn hóa, đồng số phận’ và cũng có người sợ. Cho nên tại Việt Nam có nhiều ý kiến lên tiếng cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam vì yêu nước, vì đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước; đảng giương ngọn cờ yêu nước thì người ta theo. Nhưng sau Hội nghị Thành Đô và tiếp đây mà chần chừ thì người dân sẽ tỏ thái độ. Trước hết ngay cả những đảng viên cũng tỏ thái độ, đòi hỏi phải bạch hóa tất cả những văn bản của Việt Nam cam kết với Trung Quốc, mà trước mắt là Hội Nghị Thành Đô năm 90.
Đảng giương ngọn cờ yêu nước thì người ta theo. Nhưng sau Hội nghị Thành Đô và tiếp đây mà chần chừ thì người dân sẽ tỏ thái độ. Trước hết ngay cả những đảng viên cũng tỏ thái độ, đòi hỏi phải bạch hóa tất cả những văn bản của Việt Nam cam kết với Trung QuốcLS Trần Quốc Thuận
Âm mưu tiếp tục thể hiện qua chuyến làm việc của Dương Khiết Trì
Tuyên bố được ký vào ngày mà ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì có mặt tại Hà Nội gặp những lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ Việt Nam khi mà tình hình Biển Đông ngày càng thêm căng thẳng. Những người ký tên vào Tuyên bố như nhà văn Phạm Đình Trọng và luật sư Trần Quốc Thuận đều cho rằng cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai phía từ khi xảy ra vụ căng thẳng giàn khoan như thế không đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam là Trung Quốc phải rút giàn khoan đi.
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định về kết quả chuyến làm việc tại Hà Nội của ông Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong ngày 18 tháng 6 vừa qua như sau:
Từ mấy năm nay, những chuyến mà lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc và những chuyến của những quan chức Trung Quốc sang Việt Nam đều gây cho tôi một nổi lo ngại, và rất không yên tâm bởi vì cái tầm của những lãnh đạo của Việt Nam thấp quá, và lại đặt giai cấp, ý thức hệ lên trên lợi ích của đất nước thành ra luôn bị hố, bị mắc bẫy của Trung Quốc. Chuyến Dương Khiết Trì sang lần này, tôi cũng có nỗi lo lắng như vậy. Những thông báo trên báo chí cho thấy họ sang đây với một giọng điệu rất trịch thượng, tức chỉ thị cho Việt Nam phải thế nọ, phải thế kia. Và từ tổng bí thư cho đến thủ tướng, họ xâm lược Việt Nam như thế mà vẫn cứ một điều hữu nghị, hai điều hữu nghị. Đó là đều hết sức rầu lòng và không thể tin cậy, không thể yên tâm được.
Từ mấy năm nay, những chuyến mà lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc và những chuyến của những quan chức Trung Quốc sang Việt Nam đều gây cho tôi một nổi lo ngại, và rất không yên tâm bởi vì cái tầm của những lãnh đạo của Việt Nam thấp quáNhà văn Phạm Đình Trọng
Và luật sư Trần Quốc Thuận cũng chia xẻ:
Cuộc họp đó theo thủ tục thông lệ bình thường; nhưng qua cuộc họp đó với những phát biểu của đôi bên tôi hình dung như là phát biểu của hai người câm điếc. Tức là bên nào cũng nói lập trường của phía mình. Việt Nam nói Trung Quốc xâm phạm, còn Trung Quốc nói đó là đất của họ. Đó là câu chuyện mà phải có đột phá.
Kỳ này người ta cũng thấy cái ‘hữu nghị’ của một kẻ mưu đồ hay đang xâm chiếm trực tiếp, tiến hành trực tiếp những bước xâm lược đầy nguy hiểm, thì không thể gọi là ‘đồng chí’ nữa. Đáng lẽ xưng hô trong cuộc gặp phải gọi là ‘ông’ mới đúng hơn. Dĩ nhiên, ý kiến của Trung Quốc muốn đây là sự kiện song phương, mà song phương thì họ dễ đem chuyện nọ, chuyện kia ra để có ý kiến.
Phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Sau khi cực lực lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam qua những hành động từ trước cho đến việc làm mới nhất đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam khoan thăm dò bất chấp mọi luật pháp quốc tế mà chính Trung Quốc tham gia ký kết, những người ký tên yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải khẩn trương khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những hành vi vi phạm chủ quyền như thế.
Đề nghị chứng tỏ chưa tin nên mới đề nghị, kiến nghị. Nếu họ đưa ra thì đó là một thúc đẩy, một tiếng nói hậu thuẫn của nhân dân. Điều đó cũng rất tốt, cũng làm lợi, tạo thế cho Nhà nướcLS Trần Quốc Thuận
Theo nhà văn Phạm Đình Trọng yêu cầu như thế là đòi hỏi của nhiều người dân tại Việt Nam hiện nay. Ông nói:
Phải đưa việc này ra pháp lý quốc tế, thế nhưng, dù ký, tôi vẫn tin rằng Nhà nước này họ không dám làm những việc đó. Tuy họ có nói đang chuẩn bị pháp lý nọ, kia; nhưng tôi vẫn tin rằng họ không dám làm.
Đối với một luật sư như ông Trần Quốc Thuận chính đề nghị chính phủ Hà Nội phải khẩn trương khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những vi phạm chủ quyền nghiêm trọng của họ tại khu vực Biển Đông là vì nhiều người chưa thấy Nhà nước Việt nam có động thái gì tiến hành việc đó, mà chỉ mới nghe nói thôi. Ông phát biểu:
Đề nghị chứng tỏ chưa tin nên mới đề nghị, kiến nghị. Nếu họ đưa ra thì đó là một thúc đẩy, một tiếng nói hậu thuẫn của nhân dân. Điều đó cũng rất tốt, cũng làm lợi, tạo thế cho Nhà nước. Nhưng Nhà nước chần chừ thì đây là tiếng nói tâm huyết của nhân dân, của những người yêu nước. Kể cả thư của ông thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tuyên bố này là một thúc giục.
Nhiều người trong và ngoài nước đã một số lần lên tiếng với chính phủ Hà Nội qua hình thức những tuyên bố mỗi khi đất nước đứng trước những cơ hội cũng như thách thức như hiện nay. Cho đến lúc này sự nghe ngóng của chính phủ trước những tiếng nói chân thành xuất phát từ lòng yêu nước, từ nổi lo cho vận mệnh của đất nước như thế vẫn chưa được đáp ứng bằng hành động cụ thể từ phía Nhà nước hiện nay.
No comments:
Post a Comment