Thursday, June 19, 2014

Tình hình Biển Đông: Trung Quốc điều thêm 2 tàu quét mìn

(BaoDatViet.vn) - Trung Quốc vừa ngang ngược kéo tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông, điều thêm 2 tàu quét mìn đến giàn khoan Hải Dương-981.
Trung Quốc điều 2 tàu quân sự quét mìn ra giàn khoan
Ngày 19/6, các tàu Trung Quốc quyết liệt cản phá tàu Kiểm ngư Việt Nam thực thi nhiệm vụ. Hai tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 xuất hiện ở hướng Nam giàn khoan Hải Dương-981.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tàu Kiểm ngư Việt Nam tại hướng Nam - Đông Nam tiếp tục triển khai các đợt tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 theo hướng Bắc - Tây Bắc để tuyên truyền, yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành các quy định pháp luật quốc tế, rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhờ gió mạnh, dòng chảy xiết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến sát giàn khoan Hải Dương-981 ở khoảng cách 9 hải lý.
Theo quan sát, giàn khoan Hải Dương - 981 không thay đổi vị trí so với những ngày trước, tuy nhiên cẩu bên phải của giàn khoan đã hạ thấp.
Ngay tại vị trí này, phía Trung Quốc đã huy động một lượng lớn các tàu hộ tống tạo thành đội hình vòng cung, tăng tốc, tiến ra áp sát, cản phá các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Các tàu Trung Quốc gồm: tàu Hải cảnh 44101, 45101, 44102, 2401, 3383; tàu Hải tuần 21; tàu kéo 263, Haishan và tàu Hải giám 2168 đã ngăn cản các tàu của Việt Nam thực thi pháp luật trên vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, các tàu Việt Nam tiếp tục bám vị trí, tăng cường quan sát 24/24.
Cũng trong sáng 19/6, theo quan sát trên thực địa, hai tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 xuất hiện ở hướng Nam giàn khoan Hải Dương-981 trong khoảng cách 18 đến 21 hải lý.
Máy bay trinh sát của Trung Quốc bay tuần tiễu ở hướng Bắc giàn khoan, vận tốc khoảng 70km/h, phía trên các tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiếp tục tăng cường quan sát, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống Trung Quốc.
Không những thế, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17/6 thông báo từ ngày 18 đến 20/6, tàu kéo Đức Gia  kéo giàn khoan Nam Hải số 9  vào Biển Đông. Chiều dài dây kéo là 600 m, tốc độ giàn khoan khoảng 4 hải lý/ giờ.
Theo đồ họa của báo Phượng Hoàng (Hồng Kông), tọa độ hạ giàn khoan Nam Hải số 9 nằm trong khu vực cửa Nam vịnh Bắc Bộ và còn gần bờ biển Việt Nam hơn cả Hải Dương-981.
Như vậy là trong khi Hải Dương-981 chưa rút khỏi vùng biển Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược kéo tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.
Gần 40 tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang chặn tàu cá Việt Nam
Ngày 19/6, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, gần khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 35-38 tàu cá của Trung Quốc được sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh có số hiệu  46102, 44608 của Trung Quốc tiến hành dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá của ta ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan.
Trước tình hình đó, các tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho nhóm tàu cá của ngư dân yên tâm bám ngư trường đánh bắt cá và hỗ trợ nhau bảo đảm an toàn.
Hiện, lực lượng bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc có khoảng 106-115 tàu các loại; trong đó có 37-39 tàu Hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 35-38 tàu cá và vẫn duy trì 5 tàu quân sự.
Đại diện Cục này cũng cho biết, trong ngày các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam cơ động vào cách giàn khoan khoảng 9-10 hải lý tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Ngày 19/6, Philippines tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật biển (ITLOS) xúc tiến giải quyết sớm đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh trên biển Đông trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.Quốc tế lại lên tiếng phản đối Trung Quốc
 Ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm 19/6 cho biết, một biên bản đề nghị sẽ được gửi cho ITLOS đề nghị tòa án này xúc tiến đơn kiện của Philippines trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam.
Ngày 18/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen đã kêu gọi Trung Quốc hành xử như một nước lớn có trách nhiệm trong khu vực. Ông Rasmussen cho rằng, Trung Quốc là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cần có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc duy trì luật pháp quốc tế, quy tắc và chuẩn mực.
Ông cho rằng, 28 thành viên NATO, tuy không có quốc gia nào nằm ở châu Á, nhưng họ đều quan tâm tới căng thẳng leo thang ở khu vực Đông Á. Cuối cùng, ông Rasmussen cho biết, tất cả các bên liên quan trong cần cố gắng tìm kiếm các giải pháp hòa bình và “thực hiện theo đúng cam kết quốc tế của họ”.
Trong cuốn hồi ký mới xuất bản với tựa đề “Những lựa chọn khó khăn” (Hard Choices), cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, Trung Quốc đã “đi quá đà” ở Châu Á.
Theo BBC, hồi ký của bà Clinton đề cập đến các vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu của Philippines, Việt Nam và Nhật Bản diễn ra từ tháng 3/2009, sau vụ đối đầu giữa tàu hải quân Mỹ Impeccable khảo sát ở Biển Đông với 5 tàu của Trung Quốc, ở vị trí cách đảo Hải Nam chừng 120km.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói, Trung Quốc ngày càng hung hăng với các nước láng giềng, thay vì cải thiện quan hệ với họ.
Minh Minh (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment