Công an mặc thường phục đẩy ông Trương Thanh Phương (Zhang Qingfang), luật sư của nhà hoạt động Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), lên xe cảnh sát, sau phiên tòa ở gần Bắc Kinh, ngày 26/01/2014-REUTERS
Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay, 20/03/2014, loan tin,
từ nay trở đi, chính quyền Bắc Kinh cấm thực hiện các biện pháp nhằm bỏ
tù những người « khiếu kiện » đòi bồi thường thiệt hại. Đây là một chủ trương khá mạnh dạn sau bốn tháng bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động.
Các công dân Trung Quốc có tranh chấp với chính quyền địa
phương, nhất là trong các trường hợp cưỡng chế đất đai, bê bối vệ sinh
môi trường hay lạm dụng quyền hành và bị ngược đãi, trên lý thuyết,
đều có thể kêu lên các cấp chính quyền cao hơn, hay thậm chí lên tận
trung ương ở Bắc Kinh. Thế nhưng, thực tế thì đại đa số chính quyền
địa phương vẫn làm ngơ trước các khiếu kiện của dân. Nhiều người dân đi
khiếu kiện lên cấp trên bị chặn bắt giữa đường hay bị giam giữ trái phép
trong các « nhà tù đen » trước khi được thả về địa phương.
Tân Hoa Xã hôm nay cho biết, các cấp cao nhất của Đảng ra công văn, theo đó, từ nay, chính quyền của tất cả các cấp « phải nhất quyết tránh cản trở bằng bất kỳ cách thức nào các công dân nộp đơn khiếu nại ».
Văn kiện do Ban chấp hành trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước ban hành nhấn mạnh ở điểm : « Tuyệt đối cấm việc giam giữ trái phép người khiếu kiện ».
Công văn trên cũng ra lệnh cho các cán bộ Đảng phải « tiếp người khiếu kiện » để chuyển các khiếu nại của họ đến hệ thống pháp lý, hoặc phải giải thích cho họ biết tại sao khiếu nại bị từ chối giải quyết.
Hồi tháng 11/2013, Bắc Kinh đã quyết định xoá bỏ hệ thống trại cải tạo lao động, nơi có thể giam giữ người không qua xét xử. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn bị tố cáo là đã sử dụng hệ thống trại cải tạo để trấn áp những tiếng nói đối kháng, tố giác tham nhũng và cả những người dân oan khiếu kiện. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo vẫn còn tồn tại hiện tượng bắt giữ vô cớ người khiếu kiện. Theo Amnesty International, ở Trung Quốc, nhiều trại lao cải vẫn tồn tại dưới dạng trại cai nghiện.
Tân Hoa Xã hôm nay cho biết, các cấp cao nhất của Đảng ra công văn, theo đó, từ nay, chính quyền của tất cả các cấp « phải nhất quyết tránh cản trở bằng bất kỳ cách thức nào các công dân nộp đơn khiếu nại ».
Văn kiện do Ban chấp hành trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước ban hành nhấn mạnh ở điểm : « Tuyệt đối cấm việc giam giữ trái phép người khiếu kiện ».
Công văn trên cũng ra lệnh cho các cán bộ Đảng phải « tiếp người khiếu kiện » để chuyển các khiếu nại của họ đến hệ thống pháp lý, hoặc phải giải thích cho họ biết tại sao khiếu nại bị từ chối giải quyết.
Hồi tháng 11/2013, Bắc Kinh đã quyết định xoá bỏ hệ thống trại cải tạo lao động, nơi có thể giam giữ người không qua xét xử. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn bị tố cáo là đã sử dụng hệ thống trại cải tạo để trấn áp những tiếng nói đối kháng, tố giác tham nhũng và cả những người dân oan khiếu kiện. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo vẫn còn tồn tại hiện tượng bắt giữ vô cớ người khiếu kiện. Theo Amnesty International, ở Trung Quốc, nhiều trại lao cải vẫn tồn tại dưới dạng trại cai nghiện.
No comments:
Post a Comment