theo Một thế giới | 19/03/2014 16:23
Đây là ý kiến của PGS. TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều
tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) về việc xây lâu đài của nhiều đại
gia Việt.
Các đại gia Việt trong thời gian gần đây rất thích xây lâu đài. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn hóa - xã hội lâu năm, ông có nhận xét gì về xu hướng mới này?
Theo tôi, trước tiên cần phải tìm hiểu xem các đại gia xây lâu đài để làm gì? Để phô trương hay xây để thương thảo, để ký kết hợp đồng hoặc là họ thừa tiền để xây? Có nghĩa động cơ việc xây dựng các dinh cơ đồ sộ còn thuộc vào việc họ muốn gì.
Chúng ta cứ nhìn vào hình thức thuần bề ngoài, rằng hết bác X. rồi đến bác Y. thi nhau xây lâu đài cũng giống như câu chuyện các bác đó mua các xế hộp, xế hộp càng sang thì đẳng cấp càng lớn.
Song nhìn thuần túy vào việc các đại gia Việt xây lâu đài đồ sộ thì dường như là một sự khẳng định: tôi là nhóm, là giới, là bộ phận có tiền. Mặt khác, họ xây nhà xây cửa không phải là xây ở nơi xa rời quê hương bản quán mà hầu hết đều tìm cách xây dinh cơ ở những vùng đất lập nghiệp để được tiếng rằng: dẫu có thế này thế kia, có phát triển bao nhiêu thì tôi vẫn là người Việt và hy vọng một sự đồng thuận, sự hợp tác, tương tác để cho ra được những vị trí mới. Những động cơ xoay quanh việc xây nhà xây cửa có thể hiểu là như vậy.
Nhưng còn một vấn đề khác mà tôi muốn nói đến là trong bước chuyển chung của xã hội thì dường như mỗi ngày con người ta càng tìm đến sự thỏa mãn ngày cao hơn các phương tiện phục vụ đời sống cá nhân.
Họ
suy nghĩ rằng "một đời ta muôn vàn đời nó", tại sao chúng ta không
hưởng? Tại sao chúng ta không nhà lầu gác tía? Tại sao chúng ta không có
xế hộp ngon lành mà cứ phải khổ sở? Nếu đột ngột rời khỏi thế giới này
thì ai hưởng? Điều đó dẫn dắt họ đến việc phải hưởng và có hưởng thì mới
tiếp tục lao động, sáng tạo, tương tác, chạy vạy để ra các những giá
trị mới hơn, cao hơn.
Tuy nhiên xu hướng này theo tôi không nhiều mà chủ yếu là để khoe mẽ,
để chưng diện, để khẳng định thương hiệu của mình. Bởi hình thức cũng
tạo lên sự vẫy gọi nhất định với đối tác trong lĩnh vực làm ăn.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học)
Đại gia Việt của chúng ta là bóc ngắn cắn dài. Vì ngắn ngủi nên thích chưng diện hơn người khác nhưng lại không ăn nhập với các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Có điều kiện là họ thích khoe khoang với người khác và có nhiều tấm gương ở hệ thống chính trị đã cho thấy rằng có những người làm quan, những người trông chờ vào các quyết sách, quyết định chỉ sau 2-3 thời khắc của nhân vật này, nhân vật kia là có thể làm giàu ngay được. Cho nên nó đưa đến những con người gọi là "nhà có điều kiện", để họ sẵn sàng chưng diện, huy động cái này, cái kia để thể hiện mình tân kỳ, tiên tiến, có đủ sức chịu "lực".
Cái phản văn hóa của những người giàu Việt Nam, cái phi lý trong sự phát triển logic của xã hội Việt Nam chính là ở chỗ này.
Nhiều người cho rằng các đại gia Việt thích xây lâu đài đắt tiền, hoành tráng nhưng lại không đẹp, không thể hiện được sự tinh tế và hài hòa của công trình. Ông đánh giá sao về vấn đề này?
Tôi hoàn toàn chia sẻ với quan điểm này. Bởi vì không phải đại gia nào thích khoe mẽ, thích lâu đài hay dinh cơ hoành tráng cũng có học hay đều tinh tế, đều có những tri thức về sự phát triển của chân - thiện - mỹ, cho nên ai mách bảo thế nào thì họ làm như vậy, cốt là phải "khủng". Các đại gia thích nhất là hàng khủng và hàng độc.
Còn những người có tri thức hơn họ sẽ tìm đến những nhà thiết kế, thuê thiết kế. Việc thiết kế một quần thể nhất định sẽ phụ thuộc vào kỹ năng, hiểu biết, tầm nhìn của những kiến trúc sư, làm sao thiết kế cho công trình của ông này, ông kia phải ăn nhập vào không gian xung quanh, để tạo lên cái đẹp, cái thế kỳ vĩ của thế giới tự nhiên và thế giới vật lý. Điều này cũng phụ thuộc vào chiều sâu văn hóa của mỗi người. Tôi liều mạng mà nói thẳng rằng số lớn đại gia của chúng ta chưa đạt được cái tầm như thế.
Đứng dưới góc độ văn hóa, theo ông xu hướng xây lâu đài theo phong cách Châu Âu hay phong cách Pháp của các đại gia hiện nay là tốt hay không tốt?
Không có câu trả lời đơn nhất là tốt hay xấu. Trong trường hợp này là tốt, nhưng trong trường hợp kia lại là xấu. Nhưng nói theo khía cạnh phát triển thì chúng ta chịu ảnh hưởng của văn minh Châu Âu cũng là điều tích cực chứ không phải là dở. Bởi vì Châu Âu trải qua thuở bình minh của loài người, đặc biệt là qua các thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ Ánh Sáng và nó nhận thức được chân giá trị của xã hội lầm than - công xã nguyên thủy để tiến lên xã hội dân chủ tư sản. Và thời kỳ Ánh Sáng, Phục Hưng đã đem lại rất nhiều thành tựu đáng kể cho con người.
Nói theo logic của sự phát triển thì Châu Âu và phương Tây người ta logic, khoa học hơn chúng ta vốn bị ảnh hưởng của văn hóa Á Đông. Họ không rền dứ, không mất thì giờ vào những cái râu ria. Nó còn là một nền văn hóa mang tính ứng dụng cao hơn bao giờ hết. Có thể lấy ví dụ như đền đài miếu mạo của chúng ta chỉ phục vụ cho một tập thể, một nhóm lớn rất hư không và cuối cùng chỉ để phục vụ cho một nhóm rất ít người cho nên chúng ta cần phải nhìn vào văn minh phương Tây để điều chỉnh những cái đó thay vì lãng phí nguồn lực và lại khoe khoang.
Tôi nghĩ rằng nếu bây giờ người Việt chúng ta, những người có của ăn của để, những người có tiền mà phát triển theo khuynh hướng đó là còn may cho cộng đồng, may cho xã hội Việt, thay vì họ có tiền mà đổ vào các trò chơi du hí, những thói quen kệch cỡm của đám có chức có quyền mà cảm nặng, cảm một các sâu sắc văn hóa của những kẻ trọc phú.
Xin cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment