Thursday, March 20, 2014

Tan nát những cánh rừng đầu nguồn!

Thứ Năm, 20/03/2014 - 16:26
(Dân trí) - Hàng chục héc ta rừng ở xã Hương Lâm, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang bị băm nát, cạo trọc. Sự việc xảy ra công khai giữa ban ngày nhưng các lực lượng chức năng có trách nhiệm ở đây tỏ ra bất lực.
Ở đâu cũng phá
  Là địa phương có diện tích rừng lớn của Hà Tĩnh, nhưng những năm gần đây diện tích rừng của huyện Hương Khê đang bị giảm dần bởi tình trạng người dân tự ý vào chặt phá, đốn hạ những cánh rừng tự nhiên để làm trang trại, trồng keo tràm.
 
            Hình ảnh cả cánh rừng đầu nguồn rộng lớn ở Hương Lâm bị cào trọc do PV Dân trí ghi lại

Được sự chỉ đường của một người dân địa phương, từ thị trấn Hương Khê, chúng tôi ngược lên Đồn Biên phòng 575. Dọc theo tỉnh lộ 17, chúng tôi dễ dàng nhận thấy những “tàn tích” còn lại của những cánh rừng nay chỉ còn lại là những bãi đất trống, đồi trọc. Theo người dân này thì đây chỉ là những cánh rừng nghèo đã bị người dân chặt phá từ lâu để trồng keo. Tiếp tục men theo tỉnh lộ này, thì nhiều cánh rừng trơ trụi, bị băm nát, cạo trọc dần dần lộ ra.
Có mặt tại tiểu khu 261 và 248 (đoạn từ Km8 đến gần Đồn Biên phòng 575) trước mặt chúng tôi là những hình ảnh tan hoang, những cánh rừng bị băm nát, cạo trọc, những cây gỗ có đường kính 40cm bị đốn hạ ngổn ngang đi trên tỉnh lộ 17 thì ai cũng dễ dàng nhìn thấy.
Những thân cây có đường kính trên 40cm bị đốn hạ không thương tiếc
Những thân cây có đường kính trên 40cm bị đốn hạ không thương tiếc
Những thân cây có đường kính trên 40cm bị đốn hạ không thương tiếc
Vào thời điểm chúng tôi có mặt, rất nhiều người dân đang dùng cưa xăng, dao rựa để xẻ rừng, chặt cây mà không vấp phải sự cản trở của cơ quan chức năng nào.
Người dẫn đường phản ánh: “Tình trạng này đã xảy ra từ hơn nữa năm nay rồi mà không thấy cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, xử lý cả. Những cánh rừng, lá chắn của người dân đang dần mất đi. Cái này vài bữa nữa người dân đốt thì sẽ cháy hết cả cánh rừng”.
Hàng chục héc ta rừng đã biến mất chỉ sau nữa năm
Hàng chục héc ta rừng đã biến mất chỉ sau nữa năm
“Hằng năm, Hương Khê phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt, không biết những năm tới đây còn sẽ xảy ra những hậu quả, hệ lụy gì nữa khi những cánh rừng, những tấm bình phong này đang dần biến mất” - người dân này lo lắng.
Theo tìm hiểu của PV thì ngoài 2 tiểu khu trên thì những khu vực lân cận, tình trạng người dân chặt phá rừng cũng xảy ra tràn lan. 
Cơ quan chức năng thờ ơ?
Trong khi sự việc xảy ra hằng ngày và diễn ra trong thời gian dài nhưng không hề có một cơ quan chức năng nào kiểm tra và ngăn chặn.
Về phía Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp & Dịch vụ Chúc A (chủ rừng), ông Tuyển, Phó giám đốc công ty, cho biết: “Hiện chúng tôi đã tiến hành giao khoán một số diện tích rừng cho người dân quản lý. Những người được giao khoán chỉ được trồng xen rừng ở những vùng đất trống và chặt bỏ những cây thực bì, chứ không được chặt phá rừng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã lợi dùng việc đó để chặt phá rừng”.
Điều khiến người dân cũng như chúng tôi thắc mắc là sự việc diễn ra trong thời gian dài và hiện tại vẫn đang diễn ra nhưng không hề có một cơ quan chức năng nào kiểm tra và ngăn chặn. Và đến thời điểm này phía Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp & Dịch vụ Chúc A cũng chưa nắm được số diện tích đã bị người dân chặt phá.
Rừng thì vẫn đang bị chặt nhưng cơ quan chức năng vẫn không có biện pháp ngăn chặn
Rừng thì vẫn đang bị chặt nhưng cơ quan chức năng vẫn không có biện pháp ngăn chặn
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Tường, Phó Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Hương Khê cho biết: “Người trực tiếp chịu trách nhiệm bảo vệ rừng ở đây phải là chủ rừng tức là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp & Dịch vụ Chúc A. Dù chủ rừng có giao khoán cho dân với mục đích chăn nuôi, sản xuất, người dân chỉ được phép trồng cây ở các vùng đất trống, trồng xen chứ không được chặt phá cây gỗ tự nhiên. Còn bên được giao khoán mà vi phạm hợp đồng thì bên giao khoán có quyền chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm của Hạt là kiểm tra, thanh tra thôi”.

Xuân Sinh

No comments:

Post a Comment