Theo đó, tính đến hết tháng 1-2014, các ngân
hàng đã cam kết cho vay đối với 2.246 khách hàng với tổng số tiền đạt 2.324,3 tỉ
đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 2.218 khách hàng với tổng dư nợ 1.068,5 tỉ
đồng, tăng 32,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với giá trị của gói tín dụng
thì mức độ giải ngân chỉ mới hơn 3%. Đây là con số quá ít so với sự kỳ vọng của
người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước.
Cuối năm 2013, những nhà làm chính sách (NHNN và
Bộ Xây dựng) cũng đã thừa nhận sức lan tỏa của gói tín dụng này không như kỳ
vọng sẽ phần nào đó tác động đến thị trường bất động sản đang “đóng băng”. Để
giải quyết vướng mắc, ngay từ đầu năm 2014, NHNN đã quyết định hạ mức lãi suất
cho vay từ 6% xuống còn 5%, đây được xem là tín hiệu tích cực trong điều hành
chính sách để tháo gỡ khó khăn cho gói hỗ trợ nhà ở. Thế nhưng nhìn vào thực tế,
mặc dù lãi suất cho vay đã giảm nhưng tỉ lệ giải ngân vẫn chưa có sự đột biến.
Tính riêng một tháng đầu áp dụng lãi suất
5%/năm, mới chỉ có ba dự án được NHNN xác nhận việc đăng ký cho vay. Theo các
chuyên gia, vấn đề mấu chốt lại nằm ở chính thủ tục vay vốn từ ngân hàng.
Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Trần Nam cho rằng để được vay vốn ưu đãi, sau khi có văn bản giới thiệu
của Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp ngoài việc thực hiện một số thủ tục như ký bản
ghi nhớ với ngân hàng cho vay về việc tài trợ vốn vay, cung cấp các hồ sơ pháp
lý của dự án… còn phải đáp ứng nhiều thủ tục không cần thiết khác theo yêu cầu
của các ngân hàng, gây kéo dài thời gian giải ngân. Trong khi đó phía NHNN lại
cho rằng nguồn tiền không thiếu nhưng nguồn cung nhà ở xã hội thiếu hụt chính là
nguyên nhân dẫn đến sự ách tắc của gói tín dụng.
vấn đề hiện nay là thay vì các bên cứ đổ lỗi cho
nhau thì hãy ngồi lại để đi đến điểm chung “mở van” cho dòng tín dụng chảy đúng
đối tượng và thực sự tạo sức lan tỏa.
TRÀ PHƯƠNG
No comments:
Post a Comment