15.08.2014
BẮC KINH—
Trung Quốc đang tiến hành một trong những vụ trấn áp dữ dội nhất ở vùng Tân
Cương kể từ khi những vụ bạo động sắc tộc làm rúng động thủ phủ Urumqi vào năm
2009. Thông tín viên Bill Ide tường thuật rằng những người chỉ trích nói rằng
chiến dịch qui mô lớn để chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan mà chính
quyền Tân Cương đang thực hiện là một vụ đàn áp bất công nhắm vào người sắc tộc
Uighur.
Theo các số liệu của truyền thông nhà nước và các bản tin của tòa án ở Tân Cương, hơn 800 người Uighur đã bị bắt về tội khủng bố kể từ đầu tháng 5.
Vụ trấn áp này đã bắt đầu gia tăng cường độ sau một loạt những vụ tấn công gây chết người hồi đầu năm nay. Thoạt đầu, hơn 200 người bị bắt và số người bị câu lưu đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6, trong tháng đầu tiên của chiến dịch chống khủng bố.
Các số liệu của tháng thứ nhì của chiến dịch này chưa được công bố, nhưng sau một loạt những vụ rối loạn hồi cuối tháng 7, truyền thông nhà nước cho biết gần 270 người Uighur đã bị bắt giam.
Ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của Nghị hội Uighur Thế giới, cho biết số người bị bắt kể từ khi tháng 5 có thể vượt mức 1.000 người:
"Theo những tin tức mà chúng tôi nhận được từ người dân ở địa phương, hơn 1.000 người đã bị bắt kể từ tháng 5. Tuy nhiên, con số đó thật ra vẫn còn thấp và vẫn còn phải được kiểm chứng. Số người bị bắt có thể còn cao hơn nhiều vì có rất nhiều người bị bắt mà không thông qua các thủ tục pháp lý."
Năm 2009, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt hơn 1.400 người Uighur sau khi những vụ biểu tình phản kháng trở nên có bạo động và những rụ rối loạn sắc tộc sau đó làm cho gần 200 người bị thiệt mạng.
Tin tức của báo chí nhà nước cho biết từ tháng 5 tới nay giới hữu trách ở Tân Cương đã phá vỡ hơn 50 nhóm khủng bố. Chính phủ Trung Quốc thường qui lỗi cho các tổ chức ở nước ngoài về việc lan truyền của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở Tân Cương và bày tỏ lo ngại về sự liên hệ ngày càng nhiều giữa các phần tử cực đoan ở Tân Cương và Trung Đông.
Đặc sứ Trung Quốc về Trung Đông, ông Ngô Tích Khắc, mới đây cho biết những phần tử Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương đã sang Trung Đông để được huấn luyện và những người khác có thể đã vượt biên sang Iraq.
Báo chí Trung Quốc hồi gần đây tường thuật rất nhiều về bài diễn văn hồi tháng 7 của ông Abu Baki al-Baghdadi, lãnh tụ của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Trong bài diễn văn đó, ông Baghdadi đã bày tỏ quan tâm về số phận của người Hồi giáo ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc.
Theo ông Rafaello Pantucci, một chuyên gia Trung Quốc của Học viện Hoàng gia ở Anh, mặc dù các nhóm khủng bố như al-Qaida đề cập tới Tân Cương trong các tuyên bố của họ về cuộc vận động trên toàn cầu, nhưng không có sự kết nối rõ rệt giữa các nhóm ở Tân Cương với các nhóm ở nước ngoài. Ông nói:
"Nếu chúng ta nhìn lại một số phát biểu hồi gần đây của Al Zahiri chúng ta sẽ thấy ông ấy nói tới những tổ chức anh em ở vùng Vịnh Ba Tư, ở Bắc Phi, ở Pakistan hay ở Syria, nhưng ông ấy không bao giờ nói là có một tổ chức ở Tân Cương mà al-Qaida có mối liên hệ đặc biệt. Họ chỉ đề cập tới Tân Cương như một trong nhiều nơi mà người Hồi giáo bị đàn áp và chính phủ Trung Quốc là thủ phạm."
Những người chỉ trích đường lối mà chính phủ Trung Quốc theo đuổi để ứng phó với tình hình ở Tân Cương, như ông Raxit, tố cáo rằng chính quyền đang lợi dụng chiến dịch trấn áp này để thực hiện một cuộc bách hại trên diện rộng nhắm vào người Uighur.
Ông Raxit cũng bày tỏ quan tâm về việc các thủ tục pháp lý hoàn toàn bị gạt qua một bên:
"Những người Uighur ở Tân Cương cho chúng tôi biết rằng tình hình hiện nay giống như tình hình thời chiến, như đang sống trong khu vực có chiến tranh. Họ cho biết họ không nhận thấy có sự công bằng, bình đẳng và không hề cảm thấy được an toàn ngay cả trong lúc đang ở trong nhà của mình."
Các chuyên gia của Trung Quốc về Tân Cương cho biết tuy cuộc trấn áp hiện nay có tính chất kịch liệt, nhưng chính phủ cũng đang tìm cách giải quyết những mối quan tâm của dân chúng ở Tân Cương.
Các chuyên gia này nói rằng trong cuộc trấn áp gia tăng cường độ, chính phủ cũng tập trung nỗ lực vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt của người Uighur ở Tân Cương. Họ đề cập tới các chính sách như giáo dục miễn phí cho trẻ em dưới 14 tuổi và giáo dục song ngữ. Việc xây dựng một trường đại học rất lớn ở Kasghar cũng được xem là một dự án quan trọng.
Phần lớn những vụ bạo động ở Tân Cương trong năm vừa qua, kể cả những vụ rối loạn mới đây ở Yarkand, đã xảy ra ở miền nam. Vùng này tương đối kém phát triển và là nơi có đông người Uighur sinh sống.
Theo các số liệu của truyền thông nhà nước và các bản tin của tòa án ở Tân Cương, hơn 800 người Uighur đã bị bắt về tội khủng bố kể từ đầu tháng 5.
Vụ trấn áp này đã bắt đầu gia tăng cường độ sau một loạt những vụ tấn công gây chết người hồi đầu năm nay. Thoạt đầu, hơn 200 người bị bắt và số người bị câu lưu đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6, trong tháng đầu tiên của chiến dịch chống khủng bố.
Các số liệu của tháng thứ nhì của chiến dịch này chưa được công bố, nhưng sau một loạt những vụ rối loạn hồi cuối tháng 7, truyền thông nhà nước cho biết gần 270 người Uighur đã bị bắt giam.
Ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của Nghị hội Uighur Thế giới, cho biết số người bị bắt kể từ khi tháng 5 có thể vượt mức 1.000 người:
"Theo những tin tức mà chúng tôi nhận được từ người dân ở địa phương, hơn 1.000 người đã bị bắt kể từ tháng 5. Tuy nhiên, con số đó thật ra vẫn còn thấp và vẫn còn phải được kiểm chứng. Số người bị bắt có thể còn cao hơn nhiều vì có rất nhiều người bị bắt mà không thông qua các thủ tục pháp lý."
Năm 2009, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt hơn 1.400 người Uighur sau khi những vụ biểu tình phản kháng trở nên có bạo động và những rụ rối loạn sắc tộc sau đó làm cho gần 200 người bị thiệt mạng.
Tin tức của báo chí nhà nước cho biết từ tháng 5 tới nay giới hữu trách ở Tân Cương đã phá vỡ hơn 50 nhóm khủng bố. Chính phủ Trung Quốc thường qui lỗi cho các tổ chức ở nước ngoài về việc lan truyền của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở Tân Cương và bày tỏ lo ngại về sự liên hệ ngày càng nhiều giữa các phần tử cực đoan ở Tân Cương và Trung Đông.
Đặc sứ Trung Quốc về Trung Đông, ông Ngô Tích Khắc, mới đây cho biết những phần tử Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương đã sang Trung Đông để được huấn luyện và những người khác có thể đã vượt biên sang Iraq.
Báo chí Trung Quốc hồi gần đây tường thuật rất nhiều về bài diễn văn hồi tháng 7 của ông Abu Baki al-Baghdadi, lãnh tụ của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Trong bài diễn văn đó, ông Baghdadi đã bày tỏ quan tâm về số phận của người Hồi giáo ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc.
Theo ông Rafaello Pantucci, một chuyên gia Trung Quốc của Học viện Hoàng gia ở Anh, mặc dù các nhóm khủng bố như al-Qaida đề cập tới Tân Cương trong các tuyên bố của họ về cuộc vận động trên toàn cầu, nhưng không có sự kết nối rõ rệt giữa các nhóm ở Tân Cương với các nhóm ở nước ngoài. Ông nói:
"Nếu chúng ta nhìn lại một số phát biểu hồi gần đây của Al Zahiri chúng ta sẽ thấy ông ấy nói tới những tổ chức anh em ở vùng Vịnh Ba Tư, ở Bắc Phi, ở Pakistan hay ở Syria, nhưng ông ấy không bao giờ nói là có một tổ chức ở Tân Cương mà al-Qaida có mối liên hệ đặc biệt. Họ chỉ đề cập tới Tân Cương như một trong nhiều nơi mà người Hồi giáo bị đàn áp và chính phủ Trung Quốc là thủ phạm."
Những người chỉ trích đường lối mà chính phủ Trung Quốc theo đuổi để ứng phó với tình hình ở Tân Cương, như ông Raxit, tố cáo rằng chính quyền đang lợi dụng chiến dịch trấn áp này để thực hiện một cuộc bách hại trên diện rộng nhắm vào người Uighur.
Ông Raxit cũng bày tỏ quan tâm về việc các thủ tục pháp lý hoàn toàn bị gạt qua một bên:
"Những người Uighur ở Tân Cương cho chúng tôi biết rằng tình hình hiện nay giống như tình hình thời chiến, như đang sống trong khu vực có chiến tranh. Họ cho biết họ không nhận thấy có sự công bằng, bình đẳng và không hề cảm thấy được an toàn ngay cả trong lúc đang ở trong nhà của mình."
Các chuyên gia của Trung Quốc về Tân Cương cho biết tuy cuộc trấn áp hiện nay có tính chất kịch liệt, nhưng chính phủ cũng đang tìm cách giải quyết những mối quan tâm của dân chúng ở Tân Cương.
Các chuyên gia này nói rằng trong cuộc trấn áp gia tăng cường độ, chính phủ cũng tập trung nỗ lực vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt của người Uighur ở Tân Cương. Họ đề cập tới các chính sách như giáo dục miễn phí cho trẻ em dưới 14 tuổi và giáo dục song ngữ. Việc xây dựng một trường đại học rất lớn ở Kasghar cũng được xem là một dự án quan trọng.
Phần lớn những vụ bạo động ở Tân Cương trong năm vừa qua, kể cả những vụ rối loạn mới đây ở Yarkand, đã xảy ra ở miền nam. Vùng này tương đối kém phát triển và là nơi có đông người Uighur sinh sống.
No comments:
Post a Comment