Đăng Bởi -
Ảnh: Lực lượng người nhái Úc rèn luyện chiến đấu
Lật lại ý tưởng cũ
Ý tưởng lập lại liên minh dân chủ này càng hút sự quan tâm, từ sau khi Trung Quốc (TQ) lại hùng hổ công bố bản đồ 10 đoạn “ngoạm” cả bang Arunachal Pradesh của Ấn và gọi đó là Nam Tây Tạng.
Bản đồ này nhằm hỗ trợ tuyên bố ngang ngược của Bắc Kinh đòi làm chủ toàn bộ biển Đông, kéo dài 2.500 km từ TQ hướng về phía Nam.
Hiện Úc và Ấn đã có những thỏa thuận về việc tập trận hải quân chung, chia sẻ thông tin tình báo, cùng một thỏa thuận bảo đảm an toàn xuất khẩu uranium (sau khi ông Modi trở thành Thủ tướng Ấn hồi tháng 5.2014).
Các động thái trên đều xuất phát từ việc Bắc Kinh tăng cường thách thức các nước láng giềng vùng biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ hai vùng biển này của Bắc Kinh không được quốc tế chấp nhận, trong khi Mỹ và Úc gọi đó là sự vi phạm quyền tự do hàng hải.
Đề cập về những xung đột này, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cảnh báo: “Các sự kiện bất ngờ có thể làm bùng phát chiến tranh đến độ vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Bộ trưởng Thông tin Úc Malcolm Turnbull nói thái độ hung hăng của TQ chỉ càng làm các nước láng giềng tìm quan hệ thân cận với Mỹ nhiều hơn.
Ngoài việc phát tín hiệu rằng sẽ có những phản ứng cứng rắn hơn, chính quyền Ấn cũng giúp mở một mạng lưới quan hệ an ninh, trải dài từ phía Đông đến khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sang phía nam Úc.
Trong tuần tới, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ thăm Úc với dự định ký một thỏa thuận mang tính đột phá để có thể xuất khẩu công nghệ quân sự, gồm công nghệ tàu ngầm cho Úc.
Thỏa thuận này sẽ làm mạnh các góc phía Đông và phía Nam mà ông Abe từng đề cập là “một viên kim cương sắc bén để bảo vệ tuyến hàng hải trải từ khu vực Ấn Độ Dương đến phía Tây Thái Bình Dương”, tức biển Đông.
"Không tránh né vớ vẩn nữa"
Cho đến nay, Ấn tương đối giữ yên lặng, không phản ứng việc quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) thường xuyên xâm phạm vào “ranh giới kiểm soát thực tế” trải dài 4.000 km, giữa Ấn và TQ ở dãy Himalaya.
Nhưng tân Thủ tướng Modi đã phát tín hiệu về chủ trương phản ứng lại một cách mạnh mẽ và có chiến lược, theo một số quan chức đương nhiệm và đã hưu trí của Ấn.
"Lần tới, phản ứng sẽ không còn là tránh né vớ vẩn nữa”, theo người phát ngôn MJ Akbar đảng Bharatiya Jana Sangh (BJP) của ông Modi, ám chỉ một cuộc xâm phạm lãnh thổ Ấn của PLA suốt 3 tuần ở vùng Kashmir do Ấn kiểm soát hồi năm ngoái.
“Người ta đang đi con tướng, nhưng hãy cẩn thận, các con sĩ đã trang bị vũ khí đầy đủ”, ông Akbar nói thêm.
Một trục dân chủ sẽ hình thành?
“Mọi người đều nhận định chúng tôi cần một liên minh phòng thủ cực mạnh trong khu vực để đối trọng với TQ nhưng không kiềm chế TQ. Và Úc nên giữ một vai trò quan trọng”, theo ông Shyam Saran, chủ tịch Hội đồng cố vấn quốc gia thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Ấn.
Ý tưởng về một liên minh dân chủ giữa Úc, Nhật, Ấn và Mỹ đã hình thành từ 10 năm trước, do Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là ông Colin Powell đề xuất, sau vụ động đất - sóng thần ở vùng Aceh (Indonesia) năm 2004.
Theo các quan chức từng biết chuyện, ông Powell đã vận động các đồng nhiệm Nhật, Ấn và Úc về một chương trình phản ứng nhân đạo nhanh hơn, lớn hơn cả các chiến dịch cứu trợ của Liên Hiệp Quốc hoặc TQ.
Nhưng dự án đó đã đổ vỡ vì sơ suất trong thiết kế: không tính đến Indonesia và vì một quan chức TQ cáu kỉnh phản ứng trước những cuộc tập trận lớn ở vịnh Bengal năm 2007.
Ông Saran từng là ngoại trưởng Ấn đến năm 2006, nói: “Chiếc thảm êm đã bị giật khỏi chân chúng tôi” và lưu ý rằng, Thủ tướng Úc Kevin Rudd lúc ấy lại đặt trọng tâm là lập quan hệ với TQ.
Ông Saran nói nay có thể phục hồi một quan hệ liên minh dân chủ, một diễn đàn tư vấn an ninh phải có cả Indonesia, nhưng không nên gọi là một “liên minh quân sự”.
Các quan chức Úc, Ấn và Mỹ cho rằng chẳng việc gì phải chọc ngoáy TQ bằng cách tiếp thị một trục dân chủ, nên ưu tiên mở những cuộc bàn luận về an ninh chính thức tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ diễn ra vào cuối năm nay ở Myanmar.
Bảo Vĩnh (theo Sydney Morning Herald)
No comments:
Post a Comment