Ngư dân Việt Nam đánh cá ngoài khơi Biển Đông
VOA-02-06-2016
Một quan chức phụ trách các vấn đề liên quan tới ngư dân mới cho biết rằng “hơn 4.000 tàu cá Việt Nam gặp nạn với hơn 2.300 ngư dân thương vong, mất tích trên biển” chỉ trong hơn hai năm qua.
Trả lời báo Người lao động mới đây, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn cho rằng “cần phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực” để bảo vệ ngư dân.
Ông Tám cho biết rằng Việt Nam hiện đã lập một đường dây với Philippines, nhưng muốn có thêm với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia và Indonesia.
Ông Tám cho biết rằng Việt Nam hiện đã lập một đường dây với Philippines, nhưng muốn có thêm với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia và Indonesia.
Ông Bùi Văn Cu, một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông ủng hộ đề xuất này.
“Cũng ưng có đường dây nóng lắm chứ, để khi mình gặp chuyện rủi ro, hay bị tông tàu, mình có thể liên lạc được để mà kịp thời cứu vớt.”
Hồi cuối năm ngoái, xảy ra một vụ xả súng ở quần đảo Trường Sa làm một ngư dân thiệt mạng trên chiếc tàu đánh cá của ông Cu.
"Trong quá trình đánh bắt, ngư dân chưa hiểu hết về luật quốc tế, chưa am hiểu về luật pháp khi khai thác trên biển và các vùng biển mà không được phép đánh bắt hoặc hợp tác giữa các bên với nhau nhưng mà ngư dân đánh lấn ra. Chính vì vậy, sắp tới, Hội Nghề cá chúng tôi báo cáo Bộ Nông nghiệp xin phép tổ chức một chương trình phổ biến để tuyên truyền cho ngư dân đi biển, tăng hiểu biết về luật pháp quốc tế."Ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, nói.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Thứ trưởng Tám để hỏi về con số trên.
Trả lời về việc vì sao số ngư dân gặp nạn trên biển lại lớn như vậy, ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông cũng là một yếu tố tác động. Ông nói tới một lý do khác:
Trả lời về việc vì sao số ngư dân gặp nạn trên biển lại lớn như vậy, ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông cũng là một yếu tố tác động. Ông nói tới một lý do khác:
“Trong quá trình đánh bắt, ngư dân chưa hiểu hết về luật quốc tế, chưa am hiểu về luật pháp khi khai thác trên biển và các vùng biển mà không được phép đánh bắt hoặc hợp tác giữa các bên với nhau nhưng mà ngư dân đánh lấn ra. Chính vì vậy, sắp tới, Hội Nghề cá chúng tôi báo cáo Bộ Nông nghiệp xin phép tổ chức một chương trình phổ biến để tuyên truyền cho ngư dân đi biển, tăng hiểu biết về luật pháp quốc tế.”
Sau sự cố trên biển, ngư dân Cu cho biết đã ra khơi sau khi được hỗ trợ đi đánh bắt trở lại để “bám biển, bảo vệ chủ quyền”.
Viên thuyền trưởng tàu cá này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ông muốn được phép “mang súng” lúc ra khơi để tự phòng thân.
Khi được hỏi là có sợ khi vẫn tiếp tục ra khơi dù Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, và trong khi có nhiều ngư dân tiếp tục gặp nạn, ông Cu nói:
“Nghe như vậy thì mình cũng sợ, nhưng mà vẫn phải làm, phải bám biển thôi. Phải làm chứ, vì mình là dân lao động, nếu không làm, ở nhà thì lấy gì mà ăn? Đánh ở Hoàng Sa đấy. Thằng Trung Quốc nó đuổi, nó ‘dí’ mình miết. Cảnh sát biển có sọc đỏ, sọc xanh. Nó đuổi thì mình chạy.”
Ông Cu cho biết thêm rằng ông “chưa thấy” các tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngoài hỗ trợ ngư dân trên biển.
Mới đây, Việt Nam đã “kiên quyết phản đối” lệnh đánh bắt cá hiện thời của Trung Quốc kéo dài gần 3 tháng ở biển Đông, gọi đó là “quyết định vô giá trị”.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nói rằng “việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.
"Nghe như vậy thì mình cũng sợ, nhưng mà vẫn phải làm, phải bám biển thôi. Phải làm chứ, vì mình là dân lao động, nếu không làm, ở nhà thì lấy gì mà ăn? Đánh ở Hoàng Sa đấy. Trung Quốc nó đuổi, nó ‘dí’ mình miết. Cảnh sát biển có sọc đỏ, sọc xanh. Nó đuổi thì mình chạy."Ông Bùi Văn Cu, ngư dân Quảng Ngãi, nói về việc Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng đã từng nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm mà tổ chức bảo vệ ngư dân này nói là “đơn phương” và “phi lý” này.
Ông Đức cho hay rằng Hội đang tổ chức tuyên truyền cho các ngư dân “hiểu và đánh bắt tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”, cũng như đi khai thác theo hình thức “tổ đội, để hỗ trợ khi gặp sự cố”.
Ông nói Hội ủng hộ việc lập đường dây nóng vì nó sẽ giúp “giải quyết các tranh chấp”, và “can thiệp, hỗ trợ cho ngư dân”.
Trong một diễn biến khác có liên quan, một đường dây nóng quốc phòng nối các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
Trong một diễn biến khác có liên quan, một đường dây nóng quốc phòng nối các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
Đường dây, do Brunei đề xuất năm 2013, sẽ cho phép các quan chức quốc phòng của khối gồm 10 quốc gia “trực tiếp trao đổi nhằm tìm ra quyết định chung để xử lý các cuộc khủng hoảng”, “hóa giải hiểu lầm” và “ngăn chặn các sự cố ngoài ý muốn”.
Tin cho hay, Việt Nam và Trung Quốc hiện cũng có một đường dây nóng, nhưng chưa rõ nó hoạt động ra sao.
Tổng thống sắp từ nhiệm của Philippines, ông Benigno Aquino, từng tiết lộ rằng khi phía Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ giàn khoan dầu năm 2014 thì ‘không có bất kỳ sự hồi đáp nào ở bất kỳ cấp độ nào’.
No comments:
Post a Comment