Monday, July 21, 2014

PICS : 21 tháng 7 là Ngày Quốc Sỉ



Published on July 21, 2014   ·   No Comments
Chúng tôi không có đủ tham vọng phục hồi toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, song tự thấy mình phải luôn cố gắng để cung cấp cho quý độc giả dẫn liệu đa chiều của mọi vấn đề lịch sử nước nhà. Mọi quan điểm phản hồi mong quý vị comment lịch thiệp dưới bài viết, hoặc gửi về hộp thư của TTXVA dưới dạng bài viết riêng !
National Shame Day

Ngày 21 tháng 7 năm 2014 là tròn 60 năm kể từ tuyên bố cuối cùng của Hòa hội Genève(Accords de Genève), sự kiện này thực tế không mang ý nghĩa “chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương” mà khởi đầu cho sự phân chia về lãnh thổ cũng như chính trị tại Việt Nam suốt 21 năm kế tiếp. Trong các bài viết trước, chúng tôi đã phân tích rõ những khuất tất trong cách diễn giải của hệ thống truyền thông – giáo dục Việt Nam (sau ngày 30 tháng 4 năm 1975) về hệ quả của Hiệp định Genève. Hầu hết chỉ là những thổi phồng và ngụy biện nhằm xóa mờ đi vai trò (một trong những) “thủ phạm” của ban lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam (nay được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Việt Nam). Họ đã đặt bút ký vào bản hiệp định thì không thể nói rằng, họ chỉ là “nạn nhân” và chịu sức ép từ hậu trường chính trị. Nếu như nói về áp lực, thì chắc chắn phía Quốc gia Việt Nam phải chịu gấp bội phần – vì thực tế kể từ khi thành lập, Quốc gia Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc viện trợ tài chính - quân sự của Pháp và Mỹ, thậm chí hệ thống chính quyền cũng phải dựa dẫm vào Liên hiệp Pháp mới tồn tại nổi. Thế nhưng, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã rời bỏ Hòa hội Genève và công khai tẩy chay những điều khoản bất lợi cho người Việt Nam. Hơn nữa, Quốc gia Việt Nam không ký Hiệp định Genève nên cũng không có phận sự phải thi hành các điều khoản hiệp định, họ có quyền trục xuất những người miền Bắc di cư ra khỏi lãnh thổ Nam phần vĩ tuyến 17 và thậm chí Quân đội Quốc gia Việt Nam không cần thiết phải triệt thoái khỏi Bắc phần vĩ tuyến 17.
Một thực tế khác, Đảng Lao động Việt Nam bấy giờ tuy tự xưng là “chính phủ kháng chiến”, nhưng lại không có lãnh thổ, không có quốc hội, không có cả hệ thống công quyền cũng như tài chính – nó không khác nào một “micronation” (có tuyên bố nhưng không tồn tại và không được ai công nhận). Có nghĩa, Đảng Lao động Việt Nam chỉ là một tổ chức chính trị đối lập tại Quốc gia Việt Nam – điều này không nằm ngoài Hiến pháp của Quốc gia Việt Nam, các tổ chức chính trị được quyền phản biện và có lực lượng vũ trang riêng. Cho nên, cái gọi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là một “chính phủ ma” từ 1947 cho đến 1954. Chính phủ Quốc gia Việt Nam đặt Đảng Lao động ra ngoài vòng luật pháp với lý do họ là cộng sản và thường tấn công khủng bố các làng mạc, giáo xứ. Chắc chắn rằng, trước đây cũng như hiện nay, không quốc gia nào chấp nhận trên lãnh thổ mình có những băng nhóm luôn tìm cách quậy phá, cướp bóc hoặc giết người. Nhưng Đảng Lao động đã làm những việc còn tàn nhẫn hơn thế ! Trước hết là họ trừ diệt tất cả các phe phái, tôn giáo không thuận theo mình ; sau là tạo ra cuộc cải cách ruộng đất kinh hoàng ; và cuối cùng là gây nên một cuộc chiến tranh không cần thiết – khiến cho đất nước điêu tàn, con người mất mát. Trong những đổ nát đó, có lẽ là không ít những tác phẩm nghệ thuật, công trình kiến trúc vô giá, những nghệ sĩ tài hoa hoặc khoa học gia đầy tài năng… Hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để vượt vĩ tuyến, làm gì có ai trong số đó làm một việc vô cùng gian nan chỉ vì “không hiểu bản chất của chế độ” hay là “ghét cộng sản” thuần túy – như lời nhận định của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn ?
Đảng Lao động chấp nhận các điều khoản trong Hiệp định Genève, thật quá rõ chỉ vì có lợi cho họ : Thay vì trốn chui trốn lủi trong rừng, họ được hưởng tới một nửa lãnh thổ Việt Nam ; từ một nhóm phiến quân nay đường hoàng trở thành tân chính phủ ; từ chỗ không có bạn bè, họ được khối cộng sản mấy chục nước công nhận… Tất nhiên, họ có lợi hơn phía Pháp nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ, thành ra chính Đảng Lao động Việt Nam mới là phái đoàn Genève độc lập quan điểm nhất, họ có quyền từ chối hoặc công nhận mà không sợ bị quốc gia nào ép buộc. Đảng Lao động đâu có giá trị gì để các siêu cường phải tìm cách lợi dụng ? Trong trường hợp Đảng Lao động từ chối ký hiệp định thì họ cũng chẳng thể bị xóa sổ, cùng lắm chỉ là tình trạng bị cô lập sẽ kéo dài hơn mà thôi. Trước nay nhiều người thường suy diễn, phía Đảng Lao động ký kết Hiệp định Genève do những “giao kèo” riêng với Liên Xô, Trung Quốc và để bành trướng phong trào cộng sản ra khắp Đông Nam Á ; nhưng tại sao không lập luận, Đảng Lao động ký Hiệp định Genève như một điều kiện “cần và đủ” để “chiếm lòng” Liên Xô, Trung Quốc và lợi dụng khối cộng sản nhằm gia tăng quyền lực của mình tại Đông Dương ?… Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa (1954 -1955, 1955 – 1975), ngày 21 tháng 7 được đánh dấu là Ngày Quốc Sỉ (國恥日, National Day of Shame, Journée Nationale de la Honte) và hàng năm đều có tổ chức kỷ niệm long trọng. Ý nghĩa của sự kiện này là nhắc nhở mỗi công dân nhớ về một thời khắc nhục nhã của đất nước mà dốc lòng kiến thiết và bảo vệ giang sơn xã tắc.
National Shame Day 1964 - 1
National Shame Day 1964 - 2
National Shame Day 1964 - 3
National Shame Day 1964 - 4
National Shame Day 1964 - 5
National Shame Day 1964 - 6
National Shame Day 1964 - 7
National Shame Day 1964 - 8
National Shame Day 1964 - 9
National Shame Day 1964 - 10
National Shame Day 1964 - 11
National Shame Day 1964 - 12
National Shame Day 1964 - 13
National Shame Day 1964 - 14
National Shame Day 1964 - 15
National Shame Day 1964 - 16
National Shame Day 1964 - 17
National Shame Day 1964 - 18
National Shame Day 1
National Shame Day 3
National Shame Day 2

No comments:

Post a Comment