Monday, July 21, 2014

Vụ máy bay Malaysia: Trung Quốc có xích lại gần Nga?

(Baodatviet) - Úc lo ngại vụ MH17 sẽ là một cơ hội nữa để Trung Quốc đứng ra bảo vệ và tăng cường quan hệ với Nga.
Vụ MH17 khiến Nga và TQ xích lại gần nhau hơn

Ngày 21/7, trong một phiên điều trần trước Quốc hội, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã chỉ trích cách hành xử của các "nước lớn" dẫn đến thảm kịch MH17 khiến 298 người thiệt mạng trên vùng trời khu vực xảy ra chiến sự ở miền Đông Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng vụ việc này có thể khiến Trung Quốc và Nga "xích lại gần nhau" hơn.
Thủ tướng Abbott cho rằng là hai "nước lớn", Nga và Trung Quốc phải có trách nhiệm với những gì đã diễn ra ở Ukraine và Biển Đông, hai điểm nóng hiện nay trên thế giới, nơi "hành vi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn" là không thể chấp nhận.
Ông Abbott tỏ ra lo ngại rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể coi thảm họa MH17 là một cơ hội để thúc đẩy quan hệ vốn đã nồng ấm một cách bất thường trong thời gian gần đây với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Trung Quốc có thể sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bảo vệ Nga trước những lời chỉ trích và một cuộc điều tra quốc tế nhanh chóng cũng như bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào. 
  
Lực lượng ly khai tại thành phố Donetsk, Ukraine.
Lực lượng ly khai tại thành phố Donetsk, Ukraine.
Tuy nhiên, có vẻ như đại sứ Trung Quốc Liu Jieyi đã có những động thái  "rào đón" sẵn với tuyên bố: "Ưu tiên của chúng ta hiện nay là tìm ra các sự kiện thực tế. Sẽ không khôn ngoan nếu đưa ra kết luận, giả thuyết hay cáo buộc khi chưa có các dữ kiện đó".
Tân Hoa Xã còn đi xa hơn với bài bình luận chỉ trích Úc và Mỹ "hấp tấp" trong việc chỉ trích vai trò của Nga trong vụ việc MH17 bị bắn rơi.
Bên cạnh đó, phát biểu trước quốc hội Nga hôm 18/7, Tổng thống Putin nói: "Chúng ta cảm ơn tất cả những người đã thấu hiểu hành động của chúng ta ở Crimea; chúng ta cảm ơn lãnh đạo Trung Quốc đã luôn xem xét tình hình ở Ukraine và Crimea trong bối cảnh lịch sử và chính trị toàn diện".
Những hỗn loạn trong thảm họa MH17 là "sự sỉ nhục"
Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/7, trong bài phát biểu tại Nhà Trắng về chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine hôm 17/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ép lực lượng ly khai hợp tác trong vụ điều tra sự kiện này.
Ông Obama chỉ trích những sự hỗn loạn trong thảm họa MH17 này là "sự sỉ nhục" với các gia đình của những người xấu số có mặt trên chuyến bay.
Tổng thống Obama kêu gọi các nhà điều tra quốc tế phải được "tiếp cận ngay lập tức và đầy đủ" tới địa điểm ở miền Đông Ukraine, nơi máy bay MH17 bị bắn rơi hồi tuần trước.
Ông Obama cáo buộc các dân quân ly khai ủng hộ Nga trong khu vực này đã lục lọi và lấy đi các bằng chứng, thi thể nạn nhân khỏi khu vực máy bay rơi. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng những hành động này làm dấy lên câu hỏi "người ta đang cố tình giấu giếm điều gì?"
Người đứng đầu nước Mỹ nói rằng trách nhiệm đang nằm ở phía Nga và Tổng thống Vladimir Putin phải thúc ép các dân quân ly khai hợp tác với cuộc điều tra. Ông Obama nói rằng nếu Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền Ukraine, Moskva "sẽ chỉ tự cô lập mình hơn nữa" và cái giá phải trả về mặt kinh tế sẽ ngày càng tăng.
Tổng thống Obama.
Tổng thống Obama.
Tổng thống Mỹ tuyên bố người đồng cấp Nga Vladimir Putin phải chứng tỏ "rằng ông ta ủng hộ một cuộc điều tra đầy đủ và công bằng", nhấn mạnh rằng "trách nhiệm đang nằm ở phía Nga để buộc các phần tử ly khai ngừng lục lọi các bằng chứng, cho phép các điều tra viên đang có mặt tại thực địa lối tiếp cận đầy đủ và không bị cản trở tới hiện trường."
Tổng thống Mỹ gay gắt: "Giờ là thời điểm Tổng thống Putin và nước Nga rời xa khỏi tấn bi kịch này... và thực tâm về việc giải quyết tình trạng thù địch với Ukraine theo cách tôn trọng chủ quyền của Ukraine và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Ukraine".
Ukraine sẵn sàng trao vai trò điều phối MH17 cho Phương Tây
Cùng ngày 21/7, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết nước này sẵn sàng trao vai trò điều phối cuộc điều tra quốc tế về vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines cho các đối tác quốc tế, nhưng Kiev tin rằng chiếc máy bay này đã bị "những kẻ chuyên nghiệp" bắn hạ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Yatseniuk nói: "Ukraine sẵn sàng trao vai trò điều phối trong cuộc điều tra về thảm kịch này cho các đối tác Phương Tây. Và Hà Lan có thể đứng đầu hoạt động này.
Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi chắc chắn rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ, nhiều khả năng nhất là bằng một tên lửa BUK-M1 thuộc hệ thống lên lửa dẫn đường bằng radar SA-11. Rõ ràng hệ thống này không thể được điều khiển bởi những tên khủng bố mà là những kẻ chuyên nghiệp".
Tuyên bố này ám chỉ cáo buộc của Kiev rằng Moskva có vai trò rõ rệt trong việc bắn hạ chiếc máy bay nói trên của Malaysia.

Ngoài ra, Thủ tướng  Arseny Yatseniuk cũng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc cung cấp vũ khí cho quân ly khai giao chiến với lực lượng của Kiev ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Yatseniuk nhấn mạnh: "Tôi không trông đợi gì từ phía Chính phủ Nga. Họ đã cung cấp vũ khí và điều các tay súng tới. Ông Putin cần hiểu rằng như vậy là quá đủ. Đây không phải là cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mà là một xung đột quốc tế."
Trong khi đó, Reuters đưa tin quan chức Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Andrei Kartapolov ngày 21/7 khẳng định rằng Moskva đã không cung cấp hệ thống tên lửa BUK hay bất cứ loại vũ khí nào khác cho phiến quân ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp báo đặc biệt, ông Kartapolov nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Nga không cung cấp cho các phiến quân hệ thống tên lửa BUK hay bất cứ loại vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạng nặng nào."
Pháo kích dữ dội xung quanh nhà ga xe lửa Donetsk
Trong một diễn biến khác, ngày 21/7, một vụ pháo kích dữ dội đã xảy ra làm rung chuyển khu vực xung quanh nhà ga xe lửa ở trung tâm thành phố Donetsk - thành trì của phiến quân ở miền Đông Ukraine.
Tên lửa Buk.
Tên lửa Buk.
Quan chức của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, Sergei Kavtaradze, cho biết có ít nhất bốn xe tăng và xe bọc thép đang tìm cách xông vào thành phố Donetsk.
“Họ đã đến khu vực cách nhà ga khoảng 2km”, một tay súng nổi dậy có tên Volodya cho hay.
Các tay súng đã phong tỏa các tuyến đường ở khu vực giáp ranh thành phố, trong khi những người dân hoảng loạn chạy khỏi khu vực giao tranh bằng xe buýt nhỏ hoặc đi bộ.
Trong khi đó, phát ngôn viên cho các chiến dịch quân sự của Ukraine, ông Vladyslav Seleznyov ngày 21/7 cho rằng chiến dịch của họ đang ở trong "giai đoạn chủ động," song không bình luận gì về các thông tin liên quan tới việc binh lính tiến vào Donetsk.
Trước đó, ngày 20/7, phát ngôn viên Trung tâm phân tích-thông tin Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine, ông Andrei Lysenko cho biết, lực lượng dân quân Donbass ở miền Đông nước này đang cầm giữ 396 người.
Ông Lysenko thông báo trong một buổi họp báo ở Kiev rằng: "Theo thông tin có được, những kẻ khủng bố đang bắt 396 người làm con tin mà số phận của họ vẫn chưa rõ. Trong số các con tin có 3 phóng viên, 6 chính trị gia, 1 luật sư, 1 thẩm phán và 321 dân thường."

Lan Anh

No comments:

Post a Comment