Tuesday, July 8, 2014

Lập trường chính thức của VN về việc TQ hạ đặt giàn khoan



Thứ Tư, ngày 09/07/2014, 00:05 AM (GMT+7)

Việt Nam gửi tập tài liệu lập trường của Việt Nam và đề nghị lưu hành tại Liên hợp quốc ngày 3/7 về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp l‎ý, các luận cứ của Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22/5 và ngày 9/6 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng Thư k‎ý Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam xin nhắc lại như sau:
1. Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế
Cần phải khẳng định ngay rằng, tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng tranh chấp này không phải là nguồn gốc của căng thẳng gia tăng hiện nay tại Biển Đông, mà căng thẳng này cần phải được giải quyết bằng cách áp dụng các quy tắc và thủ tục được quy định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà tại đó Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Lập trường chính thức của VN về việc TQ hạ đặt giàn khoan, tinh hinh bien dong moi nhat, trung quoc dua gian khoan vao bien dong, gian khoan trung quoc, chuan do doc le ke lam, bien dong, ket cuc hoa binh, ngoai giao trung quoc, Tau trung quoc tren bien dong, gian khoan trai phep, gian khoan trung quoc tren bien, gian khoan trung quoc, gian khoan 981, bien dong, tau trung quoc ngang nguoc, tin tuc 24h, tin nhanh, tin moi, tin hay, tin nong, tin hot, bao, vn
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 2/5, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào khoan thăm dò và định vị tại tọa độ 15-29.58 độ vĩ Bắc, 111-12.06 độ kinh Đông. Ngày 27 tháng 5 năm 2014, giàn khoan được dịch chuyển đến vị trí 15-33.38 độ vĩ Bắc, 111-34.62 độ kinh Đông. Các vị trí này đều nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cách bờ biển Việt Nam từ 130 đến 150 hải lý. Hành động của Trung Quốc xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về không mở rộng, làm phức tạp tình hình Biển Đông.
Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động của Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tại khu vực hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981, các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và tiến hành khảo sát thăm dò địa chấn 2D, 3D từ năm 2005. Những lần như vậy, Việt Nam đều đã cử tàu dân sự thực thi pháp luật ra yêu cầu Trung Quốc không được hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đã nhiều lần tiếp xúc ngoại giao, trao công hàm kiên quyết phản đối hoạt động sai trái của Trung Quốc, gồm một loạt các cuộc tiếp xúc giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, và ngày 5/8/2010 và ngày 8/8/2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công khai phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Từ ngày 2/5 đến nay, Việt Nam đã nhiều lần gửi công hàm, tiếp xúc trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu hộ tống vào vùng biển của Việt Nam – hành động xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trong các công hàm và tại các lần tiếp xúc này, Việt Nam luôn yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Để bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc triển khai hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm va các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Nhiều bằng chứng dưới dạng băng hình và hình ảnh được thực hiện bởi các phóng viên quốc tế được Việt Nam mời ra hiện trường cho thấy rõ ràng các hành động bạo lực và hung hăng của Trung Quốc như đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu của Việt Nam, làm bị thương hàng chục cán bộ và đâm hỏng nhiều tàu của các cơ quan thực thi pháp luật dân sự của Việt Nam và đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam (26/5) mà không xem xét đến an toàn và tính mạng của ngư dân Việt Nam.
Các hành động của Trung Quốc đã không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành vi vô nhân đạo đối với những người đi biển.
2. Các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng hiện tại thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ
Kể từ khi tình hình căng thẳng hiện nay bắt đầu vào đầu tháng 5/2014, Việt Nam đã nỗ lực hết sức liên lạc và đối thoại với Trung Quốc dưới nhiều hình thức và nhiều cấp khác nhau để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên bắt đầu đàm phán ngay lập tức để ổn định tình hình và quản lý các vấn đề trên biển giữa hai nước, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các điều khoản có liên quan của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và các thỏa thuận khác giữa hai nước.
Việt Nam đã tiến hành hơn 30 lần tiếp xúc ngoại giao với các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, trong đó gần đây nhất là cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn nhất quyết từ chối rút giàn khoan Hải Dương-981 cũng như tiến hành đàm phán thực chất về tính pháp lý của các hành động của Trung Quốc.
Trung Quốc phải tôn trọng các quyền của Việt Nam được xác định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và ngay lập tức chấm dứt các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981, tàu và các phương tiện, thiết bị khác khỏi vùng biển của Việt Nam và không xâm phạm vùng biển của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam trịnh trọng yêu cầu Trung Quốc giải quyết tất cả các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tránh để căng thẳng kéo dài và tránh dẫn đến xung đột giữa hai nước.
Theo Hải Anh (Đời sống & Pháp luật)

No comments:

Post a Comment