Tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích: Vệ tinh Trung Quốc, ngày 18/03/2014, phát hiện vật thể lạ ở phía nam Ấn Độ Dương-REUTERS
Sau hơn hai tuần biệt tăm, phải chăng tông tích chiếc Boeing của hãng hàng không Malaysia đã được phát giác. Sau Úc, Trung Quốc, hôm nay 23/03/2014, đến lượt Pháp chuyển đến giới điều tra những bức ảnh do vệ tinh Pháp chụp được tại vùng tìm kiếm ở phia nam Ấn Độ Dương.
Theo thông báo của Bộ Giao thông Malaysia, những ảnh mới này cho thấy một số vật nổi khả nghi, tại vùng tìm kiếm chính hiện nay ở miền nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi nước Úc.
Trong thông cáo, Bộ Giao thông Malaysia cho biết là trong ảnh, có thể thấy « những khối trông giống như vật thể nổi trên biển gần hành lang phía nam » ở Ấn Độ Dương, nơi được cho là khu vực mà chiếc phi cơ Malaysia có thể rơi, và hiện đang là vùng tập trung các phương tiện tìm kiếm.
Hình ảnh mà vệ tinh Pháp chụp được đã được gửi đến Úc, nước có trách nhiệm điều phối hoạt động tìm kiếm. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Malaysia không đi vào chi tiết của các bức ảnh, chẳng hạn như kích thước, số lượng hoặc vị trí của các vật thể nổi.
Nhiều vật nổi đã từng được vệ tinh phát hiện vào hai ngày 16 và 18/03 ở khu vực nằm giữa mũi tây nam của Úc và Nam Cực, một vùng rộng lớn, nằm cách thành phố Perth của Úc khoảng từ 2000 đến 2500 km về phía tây nam. Khu vực này đang tập trung các phương tiện tìm kiếm trên không và trên biển.
Thông tin về phát hiện của vệ tinh Pháp đã khiến cho giới tìm kiếm chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích thêm lạc quan, vào lúc nhiều phương tiện hùng hậu và tối tân đang được huy động đến khu vực khả nghi.
Trong số này, người ta đặc biệt chú ý đến chiếc phi cơ gián điệp mới nhất của Mỹ P-8A Poseidon, có tầm hoạt động 7500 km, không cần tiếp tế nhiên liệu, và được trang bị camera với độ phân giải cực cao, có thể phát hiện những vật thể nhỏ mấp mé dưới mặt nước.
Dẫu sao Thủ tướng Úc Tony Abbott vào hôm nay không che giấu thái độ lạc quan, nhất là sau phát hiện của vệ tinh Trung Quốc được loan báo vào hôm qua.
Từ Melbourne, Thông tín viên RFI Caroline Lafargue tường trình :
« Vật thể dài 22 mét mà vệ tinh Trung Quốc đã phát hiện được hôm thứ Ba 18/03, có thể là vật thể dài khoảng 24 mét mà vệ tinh Úc đã ghi nhận hôm Chủ nhật trước đó, trong cùng khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Nếu đó là cùng một vật, thì nó đã trôi dạt trên khoảng cách 120 cây số trong vòng 38 tiếng đồng hồ.
David Mearns, chuyên gia trong việc tìm kiếm tàu chìm, giải thích : « Chúng tôi sử dụng những dữ liệu này để tìm kiếm xác máy bay 5 ngày sau phát hiện cuối cùng của vệ tinh. Hôm nay tôi lạc quan hơn hôm qua nhiều ».
Vào hôm qua còn có thêm thông tin mới khác : Phi hành đoàn một chiếc máy bay dân sự tham gia tìm kiếm đã nhìn thấy rất nhiều mảnh vỡ nhỏ. Một chiếc máy bay quân sự trang bị tốt hơn đến nơi sau đó, nhưng lại không thấy gì ngoài một mớ rong biển.
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Tony Abbot đã không ngần ngại tuyên bố là đã có « một số hướng tìm kiếm đáng tin cậy và hy vọng ngày càng lớn. Tôi nói rõ là đó chỉ là hy vọng mà thôi, hy vọng hiểu được chuyện gì đã xẩy ra với chiếc máy bay ».
Vào hôm nay đã có 4 phi cơ - 2 của Nhật và 2 của Trung Quốc - đến nơi tham gia vào đội tìm kiếm ».
Theo thông báo của Bộ Giao thông Malaysia, những ảnh mới này cho thấy một số vật nổi khả nghi, tại vùng tìm kiếm chính hiện nay ở miền nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi nước Úc.
Trong thông cáo, Bộ Giao thông Malaysia cho biết là trong ảnh, có thể thấy « những khối trông giống như vật thể nổi trên biển gần hành lang phía nam » ở Ấn Độ Dương, nơi được cho là khu vực mà chiếc phi cơ Malaysia có thể rơi, và hiện đang là vùng tập trung các phương tiện tìm kiếm.
Hình ảnh mà vệ tinh Pháp chụp được đã được gửi đến Úc, nước có trách nhiệm điều phối hoạt động tìm kiếm. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Malaysia không đi vào chi tiết của các bức ảnh, chẳng hạn như kích thước, số lượng hoặc vị trí của các vật thể nổi.
Nhiều vật nổi đã từng được vệ tinh phát hiện vào hai ngày 16 và 18/03 ở khu vực nằm giữa mũi tây nam của Úc và Nam Cực, một vùng rộng lớn, nằm cách thành phố Perth của Úc khoảng từ 2000 đến 2500 km về phía tây nam. Khu vực này đang tập trung các phương tiện tìm kiếm trên không và trên biển.
Thông tin về phát hiện của vệ tinh Pháp đã khiến cho giới tìm kiếm chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích thêm lạc quan, vào lúc nhiều phương tiện hùng hậu và tối tân đang được huy động đến khu vực khả nghi.
Trong số này, người ta đặc biệt chú ý đến chiếc phi cơ gián điệp mới nhất của Mỹ P-8A Poseidon, có tầm hoạt động 7500 km, không cần tiếp tế nhiên liệu, và được trang bị camera với độ phân giải cực cao, có thể phát hiện những vật thể nhỏ mấp mé dưới mặt nước.
Dẫu sao Thủ tướng Úc Tony Abbott vào hôm nay không che giấu thái độ lạc quan, nhất là sau phát hiện của vệ tinh Trung Quốc được loan báo vào hôm qua.
Từ Melbourne, Thông tín viên RFI Caroline Lafargue tường trình :
« Vật thể dài 22 mét mà vệ tinh Trung Quốc đã phát hiện được hôm thứ Ba 18/03, có thể là vật thể dài khoảng 24 mét mà vệ tinh Úc đã ghi nhận hôm Chủ nhật trước đó, trong cùng khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Nếu đó là cùng một vật, thì nó đã trôi dạt trên khoảng cách 120 cây số trong vòng 38 tiếng đồng hồ.
David Mearns, chuyên gia trong việc tìm kiếm tàu chìm, giải thích : « Chúng tôi sử dụng những dữ liệu này để tìm kiếm xác máy bay 5 ngày sau phát hiện cuối cùng của vệ tinh. Hôm nay tôi lạc quan hơn hôm qua nhiều ».
Vào hôm qua còn có thêm thông tin mới khác : Phi hành đoàn một chiếc máy bay dân sự tham gia tìm kiếm đã nhìn thấy rất nhiều mảnh vỡ nhỏ. Một chiếc máy bay quân sự trang bị tốt hơn đến nơi sau đó, nhưng lại không thấy gì ngoài một mớ rong biển.
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Tony Abbot đã không ngần ngại tuyên bố là đã có « một số hướng tìm kiếm đáng tin cậy và hy vọng ngày càng lớn. Tôi nói rõ là đó chỉ là hy vọng mà thôi, hy vọng hiểu được chuyện gì đã xẩy ra với chiếc máy bay ».
Vào hôm nay đã có 4 phi cơ - 2 của Nhật và 2 của Trung Quốc - đến nơi tham gia vào đội tìm kiếm ».
No comments:
Post a Comment