Wednesday, August 27, 2014

Trống đồng Đông Sơn phải làm gì với người Việt ?



Published on August 27, 2014   ·   
(tác giả : Lê Minh Khải ; dịch giả : Hoa Quốc Văn)
Trống đồng Đông Sơn là những cổ vật đẹp chứng minh cho sự tinh tế của những người làm ra chúng, nhưng làm thế nào những người đó liên hệ với những người mà rốt cuộc đã đi đến việc tự gọi mình là người Việt ?
Đông Sơn drums
Tôi đang suy nghĩ về câu hỏi này khi đọc một mục từ về trong cuốn An Nam chí lược ở thế kỷ XIV của Lê Tắc.
Lạo Tử là “dân mọi” sống ở những khu vực kéo dài từ tỉnh Hồ Nam cho đến vùng Bắc Việt hiện đại. Lê Tắc mô tả một số điều về đặt trưng của họ, và rồi nói về họ như sau :
Họ thích đánh nhau với kẻ thù [thạo bắn nỏ] và họ đánh trống đồng. Họ đánh giá cao những chiếc trống lớn. Khi một chiếc trống mới được hoàn thành, họ đặt nó ở ngoài sân cùng với rượu rồi mời đồng loại đến [ăn mừng]. Họ đến đứng chật cửa [sân]. Con cái của một nhà quý tộc lấy chiếc thoa bằng vàng hoặc bạc đánh vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhà“.
獠子
Trong đoạn văn này, Lê Tắc rõ ràng chỉ ra rằng trống đồng khá quan trọng với Lạo Tử. Ông cũng làm rõ rằng, ông xem họ là “người mọi”.
Cái mà điều này cho thấy là Lê Tắc xem họ là khác với những người sử dụng trống đồng. Hơn nữa, Lê Tắc là người Việt. Vậy nếu người Việt ở thế kỷ XIV tự coi mình là khác với những người sử dụng trống đồng thì làm thế nào họ có liên hệ với những người đã tạo ra trống đồng Đông Sơn ở cùng khu vực này trong suốt thiên niên kỷ đầu trước Công lịch ?
Bronze drums of Zhuang people
Phải chăng họ là nhóm người giống nhau, nhưng nền văn hóa của họ đã thay đổi ? Nếu đúng là như vậy, thì đó là một sự thay đổi căn bản. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là họ đã thay đổi quá đỗi đến nỗi họ dần nhận diện bản thân trong sự đối lập với tiên tổ của mình. Trong một hoàn cảnh như thế, điều gì sẽ tiếp diễn ? Nếu người ta thay đổi cuộc sống của họ một cách kịch tính đến như vậy, thì có còn cái gì không thay đổi nữa ? Nếu thế, đó là cái gì ? Và làm thế nào chúng ta có thể nhận diện nó ?

No comments:

Post a Comment