Wednesday, August 27, 2014

Âu Cơ và loài cá sấu !



Published on August 27, 2014   ·   
(tác giả : Lê Minh Khải ; dịch giả : Hoa Quốc Văn)
Cuốn An Nam chí nguyên (安南志原) của Cao Hùng Trưng (高熊徵, 1636 – 1706) là một tài liệu lịch sử quan trọng về Việt Nam thời tiền hiện đại mà khá ít học giả sử dụng chúng, và nếu có người dùng chúng thì cũng chỉ khai thác rất ít từ đó.
Cá sấu non
Nó được soạn vào thế kỷ XVII bởi một học giả Trung Hoa mà dường như ông đã dựa trên các tài liệu được thu thập trong thời kỳ nhà Minh đô hộ Việt Nam (1407 – 1427), bao gồm cả những ghi chép do người bản địa thực hiện. Một số thông tin nó chứa đựng khá thống nhất và rất thú vị. Đoạn văn dưới đây là một ví dụ. Nó nói về loài cá sấu, hoặc một con vật mà nhiều người ở Việt Nam thường cho là cá sấu. Điều mà tôi thấy thú vị về đoạn văn là phần cuối nói về những con cá sấu có nhiều trứng, và rằng sau khi chúng nở, một số con non sẽ bò xuống nước trong khi số khác lại bò lên cạn. Điều đó nghe khá giống Âu Cơ và 100 người con trai…
Trích :
Ở hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa, có loài cá sấu trông giống như con giao (蛟, một loại rồng), thân dài hơn hai trượng. Chúng rất khỏe. Người ta nếu như đi trên mặt nước, thì nó ngay lập dùng đuôi quật xuống và nuốt tươi. Xưa có người thường [từng ?] bị cá sấu bắt đi, người ấy lấy tay bóp vào họng cá sấu. Cá sấu không nuốt được, bèn buông anh ta ra, nhờ đó mà thoát chết. Mỗi khi mưa gió, cá sấu lại nổi lên trên mặt sông, người ta xúm lại mà xem. Cá sấu mỗi lần đẻ mấy chục quả trứng. Trứng nở, một số bò xuống nước thành cá sấu, một số bò lên bờ, thành côn trùng rắn rết lạ. Cá sấu mẹ có khi nuốt chúng để cho chúng không nảy nở nhiều” (dịch từ nguyên bản Hán văn).
安南志原-蛟

Mời quý độc giả tham khảo và đóng góp cho chuyên đề Hồng Bàng thị :

■ Bình luận về bài viết “Hồng Bàng thị truyện như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại” của Liam Kelley

■ Câu chuyện về 100 trứng của người Mường

■ Dưa hấu, chim, Phật giáo và một huyền thoại Việt Nam

■ Gậy Sắt và Cụm Tre

■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 1)

■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 2)

■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 3)

■ Lạy con cháu vua Hùng

■ Luận cứ KHUN của Trần Quốc Vượng : Tại sao học thuật Việt Nam không tiến bộ ?

■ Mị Nương – nữ quái Thái

■ Những khám phá khảo cổ học về Thánh Kinh Do Thái và sự liên hệ với truyền thuyết Hồng Bàng thị

■ Truyện trầu cau của người Lào

■ Vị thần làng Phù Đổng và các chuyện kể phản dân gian

No comments:

Post a Comment