Wednesday, August 27, 2014

Các giả định và những lằn ranh mơ hồ trong sử học Việt Nam



Published on August 28, 2014   ·  
(tác giả : Lê Minh Khải ; dịch giả : Hoa Quốc Văn)
Hôm nay tôi đang xem một công trình xuất bản năm 1985 – cuốn Lịch sử Việt Nam. Chương đầu xử lý các thông tin khảo cổ học còn chương thứ hai thì xử lý các thông tin về nhà nước Văn Lang ở thời đại Hùng vương.
Lịch-sử Việt-nam
Chương thứ hai này mở đầu với một đoạn văn khẳng định rằng trước khi sách sử về “quốc gia” hay “dân tộc” được viết, trong “nhân dân ta” đã lưu hành những “huyền thoại” và “truyền thuyết”, như truyện họ Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, rồi truyện Dưa hấu. Nó cũng nói rằng việc tập hợp các truyện này trong những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ XV có thể được xem là sự sáng tạo ra một “bộ sử dân gian”.
Tác giả chương hai sau đó tiếp tục nói về một số thông tin ở dạng “sử dân gian” như vậy. Đặc biệt ông đề cập đến việc ghi chép về phạm vi địa lý của vương quốc Văn Lang (mở rộng lên phía Bắc cho đến tận hồ Động Đình) rõ ràng là không chính xác như thế nào. Rồi ông nói về điều ông cho là đúng, và nói như sau :
Từ rất lâu
Theo một số
Tôi thấy cách viết này khá thú ở chỗ nó dựa trên các giả định, và ở chỗ nó xóa nhòa lằn ranh giữa điều-chúng-ta-biết và điều-chúng-ta-không-biết. Những giả định mà thông tin này dựa vào là : có một “quốc gia” hay “dân tộc” từ thiên niên kỷ thứ nhất sau Công lịch, rằng có những “truyền thuyết” được lưu truyền trước khi nó được ghi chép lại, và rằng có một “nhân dân” thống nhất chia sẻ những truyền thuyết đó. Đây đều là những luận điểm được thừa nhận là thật. Chúng không cho thấy là như vậy.
Cái cách mà tác giả xóa nhòa những lằn ranh giữa điều chúng ta biết và điều chúng ta không biết có thể được xem xét ở cách thức ông bác bỏ ghi chép về phạm vi của vương quốc Văn Lang mở rộng lên phía Bắc tới tận hồ Động Đình đồng thời sử dụng “15 bộ” của Văn Nam (những bộ một số ghi chép đặt vào khu vực của đồng bằng sông Hồng) để giúp “khẳng định” vị trí, diên cách của vương quốc Văn Lang.
Cả hai mẩu tin này - ghi chép về lãnh thổ nước Văn Lang mở rộng lên phía Bắc tới tận hồ Động Đình và dẫn liệu về 15 bộ - đều có vấn đề như nhau bởi giữa nhiều nguyên do khác nhau, cả hai mẩu tin đều xuất hiện lần đầu cách hơn 1000 năm so với giai đoạn được chúng miêu tả. Vậy thì, tại sao một cái “đúng” còn cái kia lại “sai” ? Bởi lẽ cái “đúng” (về “15 bộ”) phù hợp hơn với giả định rằng đã luôn luôn tồn tại một quốc gia / dân tộc riêng lẻ ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Để hoàn toàn công bằng và trung thực, khi tôi đọc một văn bản như văn bản này, tôi tâm niệm rằng tác giả đã hiểu các luận điểm này và rất cẩn trọng khi ông viết ra. Khi ông ta viết rằng “Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn Lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hóa lịch sử…”, tôi nghĩ rằng cách dùng từ “nhất” trong câu đó là có nghĩa, cũng như nó là một cách để cho thấy rằng thông tin về “15 bộ” không phải là quan trọng hay đáng tin nhất.
Tem kỷ niệm Hùng vương 1965
Tuy nhiên, rốt cuộc, điều này tạo nên những “vấn đề” bởi vì nó xóa nhòa lằn ranh giữa điều chúng ta biết và điều chúng ta không biết, vừa giữa thông tin mà chúng ta có thể dùng để hiểu lịch sử khu vực đồng bằng sông Hồng ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công lịch và thông tin chúng ta không thể dùng để đạt mục đích ấy. Ở điểm này đã đến lúc cần thiết và hữu ích phải quay lại và cố gắng vạch ra một cách rõ ràng hơn những lằn ranh giữa thông tin có thể dùng và thông tin không thể dùng để nói về đồng bằng sông Hồng ở thiên niên kỉ thứ nhất trước Công lịch. Muốn làm như vậy dĩ nhiên chúng ta cần phải đặt sang một bên những giả định mà các sử gia đi trước tin cậy.
Tôi không chắc điều chúng ta rốt cuộc sẽ gặp, nhưng chí ít chúng ta sẽ có một nhận thức rõ ràng hơn về những gì chúng ta thực sự có thể biết. Hiện tại, những giả định và những lằn ranh mơ hồ đang cản bước chúng ta.

No comments:

Post a Comment