Saturday, August 23, 2014

PICS:Châu Á-TBD: Mỹ tăng tàu chiến, Nhật ồ ạt mua sắm

(Baodatviet) - Hải quân Mỹ sẽ tăng tàu chiến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản cũng vừa yêu cầu khoản ngân sách quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay


Bản kế hoạch mới cho hải quân Mỹ trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 sẽ tiếp tục chính sách cân bằng của tổng thống Obama với việc tăng cường số tàu trong vùng biển Thái Bình Dương lên con số 65 vào năm 2019, nhiều hơn 15 chiếc so với thời điểm hiện tại, đô đốc Jonathan Greenert viết trong bản kế hoạch dài 4 trang. (Tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang tên lửa hành trình của Mỹ)

Nơi hoạt động chủ yếu của các tàu hải quân Mỹ là ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, với sự hiện diện của tàu mang tên lửa hành trình mới nhất lớp DDG, các loại tàu chiến tốc độ cao, kết hợp tác chiến cùng máy bay giám sát Poseidon, máy bay chiến đấu Growler và những phiên bản máy bay nâng cấp khác bao gồm cả F-35C Joint Strike Fighter. (Tàu khu trục lớp Zumwalt mới nhất của Mỹ)

Ngoài ra, một tàu ngầm tấn công cũng được bổ sung thêm vào lực lượng 3 tàu đang hoạt động ở gần đảo Guam, vào năm 2015. Đô đốc Greenert kêu gọi hải quân Mỹ tiếp tục duy trì lợi thế trên biển và cho biết tàu ngầm tấn công lớp Virginia thứ 12 sẽ đi vào sử dụng năm 2015, và tiếp theo đó là 8 tàu cùng loại sẽ gia nhập vào hạm đội năm 2019.

Tuy nhiên, bản kế hoạch không nhắc đến mục tiêu hoàn thành của chương trình hạm đội 306 tàu chiến, dự án đã được trình lên quốc hội vào tháng 7, hay khả năng tăng số lượng tàu sân bay đang hoạt động.

Một tàu trang bị tên lửa hành trình có khả năng mang theo máy bay sẽ được hiện đại hoá và kéo dài thời gian phục vụ, đây không phải là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên là tối ưu nhất do ngân sách có hạn, ông Greenert cho biết.

Hải quân Mỹ cũng sẽ tích cực tuyển chọn, đào tạo hoặc thuê thêm 1.000 điều phối viên công nghệ cao để hình thành 40 đội kĩ thuật, thực hiện các nhiệm vụ trên tàu, vào cuối năm 2016.

Về phía Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định yêu cầu khoản ngân sách trị giá 49 tỉ USD trong năm tài khóa sau, bắt đầu từ ngày 1/4/2015. Đây là mức tiền lớn nhất từ trước tới nay và tăng 3,5% so với năm tài khóa hiện nay.

Bộ này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường năng lực để bảo vệ các hòn đảo xa xôi, đồng thời yêu cầu được cung cấp tiền để mua máy bay vận tải Osprey, xe lội nước và máy bay chiến đấu F-35. Bộ cũng đặt mục tiêu thành lập một lữ đoàn đổ bộ cơ động trong Lực lượng phòng vệ trên bộ. (Máy bay F-35 Nhật Bản dự kiến mua của Mỹ)

Quân đội Nhật cũng đang cân nhắc để mua loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ và các máy bay cảnh báo sớm để tăng cường khả năng do thám và cảnh báo sớm trên không. Đối với các máy bay tuần tra P1 sản xuất trong nước, ban đầu bộ này có kế hoạch mua khoảng 4 chiếc nhưng đã quyết định đề nghị khoản tiền để mua 20 chiếc. (UAV Global Hawk)

Một quan chức của bộ giải thích rằng đề nghị về ngân sách bao gồm cả tiền để mua các máy bay Boeing-777 cho chính phủ. Số tiền này cũng được dùng để phát triển công nghệ vũ khí trong nước. (Máy bay thế hệ thứ 5 ATD-X của Nhật Bản đang sản xuất)

Hiện tại, Mỹ đang theo đuổi chiến lược chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương để kìm chế Trung Quốc, còn Nhật Bản đang gia tăng sức mạnh không ngừng để đối đầu với Trung Quốc như mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất. (Tàu vận tải hai thân HSV 2 Swift)

Những động thái tăng sức mạnh của liên minh quân sự Mỹ - Nhật chắc chắn sẽ khiến cho đối thủ của họ là Trung Quốc đứng ngồi không yên.

(Tổng hợp ANTĐ, ĐVO)

No comments:

Post a Comment