Saturday, August 23, 2014

PICS:Bến xe trăm tỷ bỏ không suốt 2 năm

 theo zing.vn | 23/08/2014 08:16

Nằm ở khu vực phía nam TP.Đà Nẵng, bến xe Đức Long được đầu tư khá hiện đại với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Nhưng từ khi đưa vào hoạt động, nơi này luôn vắng như... chùa bà Đanh.

    Sau hơn 18 tháng thi công, công trình Bến xe phía Nam Đà Nẵng đã hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng) và đưa vào khai thác vào tháng 9/2012.
    Dự án bến xe khách liên tỉnh phía nam Đà Nẵng (bến xe phía nam Đà Nẵng) có diện tích 63.120 m2 do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư xây dựng tại thôn Quá Giáng 2 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang). Sau hơn 18 tháng thi công, công trình hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng), đưa vào khai thác vào tháng 9/2012.
    Ông Bùi Pháp – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết, khi UBND TP. Đà Nẵng có chủ trương xây dựng thêm một bến xe phía Nam theo đúng quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông của Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020 và cũng không ngoài mục đích giảm thiểu tai nạn và quá tải lưu lượng phương tiện vào trung tâm thành phố. Tập đoàn Đức Long Gia Lai quyết định đầu tư và được Tp. Đà Nẵng tin tưởng chọn làm nhà đầu tư.
    Ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai - cho biết khi UBND TP.Đà Nẵng có chủ trương xây dựng thêm một bến xe theo đúng quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2010 - 2020, tập đoàn quyết định đầu tư.
    Tuy nhiên, từ khi chính thức đưa vào hoạt động đến nay, doanh nghiệp đầu tư xây dựng Bến xe phía Nam Đà Nẵng gặp phải những khó khăn về cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe (34 hộ dân dọc QL1A trước bến xe) để tạo sự thông thoáng mặt tiền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của bến xe, cũng như hành lang đảm bảo ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông khi ra vào bến, chưa phân định tuyến xe phía Bắc và phía Nam Tp. Đà Nẵng theo đúng quy hoạch...
    Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, doanh nghiệp gặp những khó khăn về cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe (34 hộ dọc quốc 1A) để tạo sự thông thoáng mặt tiền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu bến xe, cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra vào bến, chưa phân định tuyến xe phía bắc và phía nam Đà Nẵng theo đúng quy hoạch...
    Hậu quả, từ khi chính thức đưa vào hoạt động đến nay, Bến xe phía Nam Đà Nẵng vẫn chưa có đơn vị vận tải nào đăng ký tham gia khai thác chính thức.
    Hậu quả là từ khi hoạt động đến nay, bến xe vẫn chưa có đơn vị vận tải nào đăng ký tham gia khai thác.
    Ông Nguyễn Xuân Ba, phó giám đốc sở GT&VT Đà Nẵng khẳng định, sự làm ăn khó khăn trong vận hành bến xe Đức Long Đà Nẵng là có thật và đã kéo dài cả năm 2013.
    Ông Nguyễn Xuân Ba, phó giám đốc Sở GT-VT Đà Nẵng, khẳng định tình trạng bến xe Đức Long Đà Nẵng đang gặp khó khăn đã kéo dài cả năm 2013.
    Cũng thep ông Xuân Ba, Chính quyền đã ủng hộ giao đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kịp triển khai dự án, đi vào hoạt động từ tháng 9/2012.
    Hàng ghế không một bóng người.
    Tuy nhiên, do nằm ở địa bàn ít dân cư, xa trung tâm, trong khi tâm lý người dân Đà Nẵng vẫn ngại đi xa 8 – 10 km để đón xe đi lại, nên lượng xe khách chấp nhận mở tuyến ở đây rất thấp.
    Theo ông Xuân Ba, chính quyền đã giao đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kịp triển khai dự án. Tuy nhiên, do nằm ở địa bàn ít dân cư, xa trung tâm, trong khi tâm lý người dân Đà Nẵng vẫn ngại đi xa 8 - 10 km để đón xe đi lại, nên lượng xe khách chấp nhận mở tuyến ở đây rất thấp.
    Trước bức xúc của doanh nghiệp, Sở GT&VT Đà Nẵng đã tổ chức 1 hội nghị gặp mặt tất cả các doanh nghiệp vận tải đang làm ăn tại Đà Nẵng để giới thiệu xúc tiến cho bến xe Đức Long. Nhưng kết quả, các đơn vị đều không đồng ý đi vào bến xe này. Kể cả chính quyền có vận động trực tiếp, họ vẫn lắc đầu.
    Trước bức xúc của doanh nghiệp, Sở GT-VT Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị gặp tất cả các doanh nghiệp vận tải tại Đà Nẵng để giới thiệu, xúc tiến cho bến xe Đức Long. Nhưng các đơn vị đều không đồng ý đi vào bến xe này vì xa trung tâm.
    Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Đà Nẵng cũng phân tích, việc mở các tuyến xe ở phía nam sẽ gây ra 3 khó khăn: xuất hiện thêm nhiều xe dù bến cóc và điểm đen tai nạn giữa 2 bến xe, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp do đi lại nhập nhèm, và làm tăng chi phí hành khách khi phải đi xa thêm 10 km, dễ bị chén ép giá cước.
    Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Đà Nẵng phân tích việc mở các tuyến xe ở phía nam sẽ gây ra 3 khó khăn: xuất hiện thêm nhiều xe dù bến cóc và điểm đen tai nạn giữa 2 bến xe; giảm lợi nhuận doanh nghiệp do đi lại nhập nhèm và làm tăng chi phí hành khách khi phải đi xa thêm 10 km.
    Ông Xuân Ba nhìn nhận, quan trọng là doanh nghiệp cần phải tự cứu lấy mình, chứ đừng trông đợi vào can thiệp của địa phương với các lệnh áp đặt hành chính sai luật. Cơ quan quản lý sẽ cố gắng tổ chức thêm các điều kiện như đặt trạm xe buýt ở bến xe, vận động các doanh nghiệp về bến xe Đức Long với giờ xuất bến tốt hơn… Như thế, doanh nghiệp chỉ có thể tự giải quyết bằng chính năng lực của mình.
    Hơn nữa, cạnh bến xe Đức Long có bến xe Trung tâm ở phía bắc với công suất 1.500 xe xuất bến/ngày đêm, nhưng chỉ mới khai thác được khoảng 350 xe xuất bến/ngày đêm.
    Cho nên, việc các đơn vị vận tải “ngán” đi vào bến xe Đức Long Đà Nẵng cũng là điểm đáng suy nghĩ.
    Một chốt kiểm soát tại bến xe bị dây leo quấn quanh.

    No comments:

    Post a Comment