Monday, August 18, 2014

PICS : Dân thủ đô tự chế cáp treo mạo hiểm qua sông



Được làm từ động cơ xe máy, vận tốc 20km/h, hệ thống cáp treo của một số người dân thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, Đông Anh) ngày ngày cõng hàng trăm kg hàng hóa và người qua sông.
Để tới bãi giữa (nhánh nhỏ của sông Hồng đoạn xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) chăm vườn cây, người dân thôn Mai Châu đã tự chế một chiếc cáp treo để chuyên chở người và hàng hóa.
Để tới bãi giữa (nhánh nhỏ của sông Hồng đoạn xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) chăm vườn cây, người dân thôn Mai Châu đã tự chế một chiếc cáp treo để chuyên chở người và hàng hóa.
NhVận hành cho cáp treo là động cơ được chế lại từ một chiếc xe máy cũ. Dây cáp treo được nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ này giúp lợi về lực và quãng đường để di chuyển nhanh hơn. Khi có người đi qua sông, chỉ cần một người đạp nổ động cơ, sau đó dùng tay trái ga như xe máy, tay phải dùng để phanh (hãm) cáp treo.
Vận hành cho cáp treo là động cơ được chế lại từ một chiếc xe máy cũ. Dây cáp treo được nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ này giúp lợi về lực và quãng đường để di chuyển nhanh hơn. Khi có người đi qua sông, chỉ cần một người đạp nổ động cơ, sau đó dùng tay trái ga như xe máy, tay phải dùng để phanh (hãm) cáp treo.
Ông Dứa cho biết, hệ thống cáp treo được hoàn thành tháng 6/2013 do 7 hộ dân có đất trồng chuối ở bãi giữa đóng góp. Toàn bộ
Ông Dứa cho biết, hệ thống cáp treo được hoàn thành tháng 6/2013 do 7 hộ dân có đất trồng chuối ở bãi giữa đóng góp. Toàn bộ "công trình" đều do người dân thiết kế với tổng chi phí hơn 20 triệu đồng.
Những cọc bê tông lớn và hai cột sắt cao được chôn ở hai đầu cáp treo được dùng để giằng và chịu lực.
Những cọc bê tông lớn và hai cột sắt cao được chôn ở hai đầu cáp treo được dùng để giằng và chịu lực. "Trong quá trình hoàn thiện cáp treo chúng tôi làm hết từ đầu đến cuối, riêng khâu hàn xì phải thuê thợ, vì không sẵn máy móc thôi", ông Dứa nói.
Còn ông Tuyền cho biết, từ ngày cáp treo vận hành trơn tru, người dân dù gặp trời mưa hay giông không còn phải chờ đò. Nhiều người khách muốn đi cáp treo ông không lấy đồng xu nào.
Còn ông Tuyền cho biết, từ ngày cáp treo vận hành trơn tru, người dân dù gặp trời mưa hay giông không còn phải chờ đò. Nhiều người khách muốn đi cáp treo ông không lấy đồng xu nào. "Mỗi chuyến cáp treo có thể chở được hơn 100 kg (người hoặc đồ vật), thậm chí có lần tôi còn đưa cả một chiếc xe máy qua sông", ông Tuyền kể.
Và cứ như thế hàng ngày người dân vẫn di chuyển bằng cáp treo tự chế qua con sông này. Chị Tâm, một người dân tại thôn Mai Châu cho biết, ban đầu cảm giác rất sợ nhưng rồi đi mãi cũng thành quen.
Và cứ như thế hàng ngày người dân vẫn di chuyển bằng cáp treo tự chế qua con sông này. Chị Tâm, một người dân tại thôn Mai Châu cho biết, ban đầu cảm giác rất sợ nhưng rồi đi mãi cũng thành quen.
Có những lần nước dâng cao, cáp treo người dân đi sát mặt nước.
Có những lần nước dâng cao, cáp treo người dân đi sát mặt nước. "Con sông này vốn rất sâu, có đoạn lên tới 5 m. Tuy nhiên vì mưu sinh nên chúng tôi vẫn phải sử dụng nó như một phương tiện đi lại hàng ngày", chị Hải tâm sự.
Vận tốc của cáp treo lên tới 20 km/h. Trung bình một lần qua sông khoảng 30 giây trong khi đó nếu chèo thuyền phải mất hơn 10 phút. Thời điểm cáp treo hoạt động liên tục là trước dịp rằm hoặc mùng 1 âm lịch hàng tháng. Khi đó người dân đi thu hoạch chuối và ổi để đem xuống các chợ nội thành Hà Nội bán.
Vận tốc của cáp treo lên tới 20 km/h. Trung bình một lần qua sông khoảng 30 giây trong khi đó nếu chèo thuyền phải mất hơn 10 phút. Thời điểm cáp treo hoạt động liên tục là trước dịp rằm hoặc mùng 1 âm lịch hàng tháng. Khi đó người dân đi thu hoạch chuối và ổi để đem xuống các chợ nội thành Hà Nội bán.
Trong ảnh là gần 2 tạ phân bón được vận chuyển sang sông để chăm bón vườn cây.
Trong ảnh là gần 2 tạ phân bón được vận chuyển sang sông để chăm bón vườn cây.
Những chiếc thuyền không còn được tin dùng, bị vứt chỏng chơ trong các góc vườn. Người dân nơi đây cũng cho biết hơn một năm cáp treo hoạt động may mắn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra.
Những chiếc thuyền không còn được tin dùng, bị vứt chỏng chơ trong các góc vườn. Người dân nơi đây cũng cho biết hơn một năm cáp treo hoạt động may mắn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra.
Ông Lê Minh Đức, Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh cho hay, diện tích phần bãi bồi thuộc thôn Mai Châu, xã Đại Mạch rất rộng cách bờ vài chục mét. Theo báo cáo của UBND xã Đại Mạch thì đây là phần đất được địa phương tạo điều kiện cho người dân mở rộng canh tác tăng gia sản xuất.
Việc người dân sử dụng cáp treo vượt rạch sang bãi từ 2 năm nay đã được báo cáo. Theo đó, khu vực này có 3 cáp treo do người dân tự bỏ tiền ra làm để vận chuyển phân, tro, sản phẩm nông nghiệp như: chuối, ổi, bưởi, táo... Tuy nhiên không ai có sử dụng áo phao hoặc phương tiện bảo hộ khác.
“Đây là bãi đất bồi không phải đất định cư lâu năm, nước sông dâng lên theo mùa, vì thế không thể xây dựng cầu được. UBND huyện đã khuyến cáo việc di chuyển sẽ gặp nguy hiểm và giao UBND xã trực tiếp theo dõi, quản lý. Cụ thể, trước mỗi trận mưa lớn, người dân được cảnh báo không  tự ý vượt sông”, ông Đức nói.
Ảnh: Lê Hiếu - Video: Mạnh Thắng

No comments:

Post a Comment