BBC-11:19 GMT - thứ hai, 18 tháng 8, 2014
Ngư dân Trung Quốc đã ra định cư và đánh bắt ở 'thành phố Tam Sa'
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến những ngư dân bình thường, theo tường thuật phóng viên Ben Marino trên báo Financial Times từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Bài báo có tiêu đề ‘Ngư dân mắc kẹt trong tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Việt Nam’ đăng hôm 18/8 đã kể lại trường hợp của một ngư dân có tên là Lương Á Bài ở Tam Á.
Theo bài báo này thì giờ đây ngư dân Trung Quốc cảm thấy bạo gan hơn do có hành động của hải quân nước họ vốn ngày càng quả quyết và được chu cấp tốt hơn.
Hải quân Trung Quốc rất sẵn sàng bảo vệ cho tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông, theo một cơ quan nghiên cứu chiến lược của Anh là Royal United Services Institute.
‘Không đủ cá’
“Chúng tôi phải nhiều lần băng qua vùng biển khác nếu không thì không có đủ cá bên phía biển của chúng tôi,” ngư dân họ Lương nói.
Ngồi ăn sáng với ghẹ và bia, người ngư dân lão làng này nói cho đến gần đây các lực lượng chức năng của Việt Nam vẫn thường xuyên chặn các tàu cá Trung Quốc và thường xuyên dí súng buộc họ phải giao nộp lượng cá đánh bắt.
Nhờ vào việc Chính phủ Trung Quốc đổ tiền của để tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển được quân sự hóa của họ, ngày càng có ít tàu cá của Trung Quốc bị phía Việt Nam chặn, ông Lương và các bạn chài của ông cho biết.
Ông Lương và các bạn chài của ông thường đánh bắt ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ nhưng Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Tuy nhiên ông Lương cũng lo rằng những toan tính chính trị sẽ ảnh hưởng đến nguồn sống của ông.
"Ngoại giao trong con mắt của Bắc Kinh không đem lại những gì họ muốn."
-Tôn Vân, chuyên gia về ngoại giao Trung Quốc ở Trung tâm Stimson, Mỹ
“Chúng tôi lo rằng nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước thì sẽ rất xấu đối với chúng tôi,” ông nói.
Ông Tôn Vân, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở Trung tâm Stimson, một cơ quan nghiên cứu chiến lược ở Washington, nhận định rằng hành động của Bắc Kinh đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp với Việt Nam đã đem lại một số kết quả cho họ.
“Ngoại giao trong con mắt của Bắc Kinh không đem lại những gì họ muốn,” ông Tôn nói.
“Cuộc chơi dài là Bắc Kinh muốn củng cố vị trí của họ ở Biển Đông để dọn đường cho họ có vị thế tốt hơn trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
Hồi tháng Ba, Bí thư Hải Nam La Bảo Minh cho biết chính quyền tỉnh này đã tăng cường khám xét các tàu cá nước ngoài đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
“Những việc như thế này xảy ra nếu không phải hàng ngày thì chí ít cũng mỗi tuần một lần và đa số được xử lý bằng cách đàm phán và thuyết phục,” ông Lưu nói.
Bắc Kinh cho rằng việc thế giới thấy họ thực thi pháp luật trên vùng biển tranh chấp cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh khẳng định họ có ‘chủ quyền’, theo lời nhà nghiên cứu Tôn Vân.
No comments:
Post a Comment