Wednesday, July 23, 2014

Xuất khẩu sang Canada: Hàng Việt lại dính kiện vì... rẻ !



(Thị trường) - Sản phẩm ống thép dẫn dầu của Việt Nam lại bị điều tra kép chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Canada.

Đây là lần đầu tiên Canada điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Trước đó cũng với sản phẩm ống thép dẫn dầu này Mỹ đã từng kiện và điều tra chống bán phá giá.
Dính kiện vì giá rẻ
Cụ thể, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm ống thép dẫn dầu (oil country tubular goods – OCTG) nhập khẩu từ 8 nước, gồm Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 11/7, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết luận cuối cùng khẳng định sự tồn tại của hành vi bán phá giá một số sản phẩm OCTG nhập khẩu từ 9 nước và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines, Ả-Rập Sau-đi, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối với vụ việc tại Mỹ, Công ty thép SeAH VINA, bị đơn bắt buộc bên phía Việt Nam trong vụ điều tra, nhận biên độ phá giá cuối cùng là 24,22%.
Sản phẩm ống thép dẫn dầu của Việt Nam mới đây lại bị điều tra kép chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Canada.
Sản phẩm ống thép dẫn dầu của Việt Nam mới đây lại bị điều tra kép chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Canada.
Công ty Hot Rolling Pipe, một bị đơn bắt buộc khác, phải nhận biên độ phá giá bằng với biên độ phá giá toàn quốc của Việt Nam là 111,47% do từ chối trả lời bản câu hỏi điều tra của DOC. Theo Cục Quản lý cạnh tranh, mức 111,47% là biên độ phá giá cao nhất theo cáo buộc của nguyên đơn.
Tính đến thời điểm hiện tại đinh thép sẽ là sản phẩm thứ tư của Việt Nam bị Mỹ kiện kép, gồm điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp (sau mặt hàng túi nhựa P.E, ống thép hàn carbon, mắc áo thép).
Nông, thủy sản khổ vì bán quá rẻ
Không chỉ ở các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp được coi là thế mạnh của Việt Nam trong việc xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Mỹ cũng từng dính đòn kiện tụng vì bán giá rẻ.
Đơn cử như mặt hàng cá tra của Việt Nam xuất sang Mỹ mới đây đã bị tăng thuế chống bán phá giá lên gấp 2,8 lần. Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá riêng rẽ của công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được giảm xuống 0% thay vì 0,03 USD một kg trước đó.
Trong khi đó, các công ty bị đơn tự nguyện đều tăng so với mức thuế cuối cùng đã công bố hồi cuối tháng 3, từ 0,42 USD mỗi kg lên mức 1,2 USD.
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cạnh tranh không lành mạnh chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời.
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cạnh tranh không lành mạnh chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời.
Thuế suất đối với sản phẩm cá tra của doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Hùng Vương vẫn giữ nguyên 1,2 USD một kg. Trong khi thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD.
Trước đó, trong kết quả công bố hồi tháng 3, thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt được giảm từ mức 0,99 USD một kg xuống còn 0,42 USD.
Nêu quan điểm về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp cho biết, với mặt hàng cá tra, mặt hàng thủy sản thậm chí là với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản thời gian vừa qua xảy ra tình trạng doanh nghiệp ép giá, thu mua của nông dân, người nuôi trồng thủy hải sản với giá rẻ sau đó bán ra với giá rẻ.
"Căn cứ trên giá rẻ đó Mỹ mới tính toán áp thuế để làm sao qua bên Mỹ giá không thấp hơn giá bên đó nhiều để nông dân họ có thể bán được", GS Võ Tòng Xuân nói.
Ông Thái An Lai - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết, đây không phải lần đầu tiên Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, các vụ kiện liên quan đến thuế chống bán phá giá kéo dai dẳng 10 năm nay, gần như năm nào cũng có.
"Điều này xuất phát từ chỗ các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến vấn đề bán được nhiều chứ không quan tâm đến chất lượng giá trị", ông Thái An Lai nêu quan điểm.

Hà Anh

No comments:

Post a Comment