Wednesday, July 23, 2014

Việt Nam đề nghị Pháp cung cấp ODA linh hoạt hơn



(Tin tức thời sự) - Thời gian tới, đề nghị Pháp mở rộng các hình thức cung cấp ODA linh hoạt với Việt Nam như cho vay trực tiếp, hợp tác phi tập trung, mô hình PPP.

Cung cấp ODA linh hoạt
Tờ TTXVN đưa tin, ngày 22/7, phát biểu trong buổi tiếp Quốc Vụ khanh phụ trách về Ngoại thương, xúc tiến du lịch và người Pháp ở nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Cộng hòa Pháp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị thời gian tới, Pháp mở rộng các hình thức cung cấp ODA linh hoạt với Việt Nam như cho vay trực tiếp, hợp tác phi tập trung, mô hình PPP (hợp tác công-tư) để đảm bảo tài chính cho các dự án.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp, quan hệ hợp tác thương mại-đầu tư giữa hai nước phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị Pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án hợp tác tại Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Pháp tham gia vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư như phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh.
Các nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Các nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Tại buổi tiếp, bà Fleur Pellerin - Quốc Vụ khanh phụ trách về Ngoại thương, xúc tiến du lịch và người Pháp ở nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Cộng hòa Pháp cho biết, mối quan hệ hợp tác chiến lược Pháp-Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa ngoại giao và hợp tác kinh tế.
Quốc Vụ khanh Pháp bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ và có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Pháp tiếp tục hợp tác đầu tư và làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Nhật Bản nối lại ODA có điều kiện
Vào ngày 18/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã quyết định nối lại việc cung cấp vốn cho các dự án mới sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng để xử lý vụ nhà thầu Nhật Bản hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam.
Việc nối lại ODA nói trên là có điều kiện. Theo đó, “phía Việt Nam cam kết tiến hành điều tra về thực hư các vụ hối lộ liên quan đến dự án bỏ thầu có sự tham gia của JTC và Tổng công ty đường sắt Việt Nam cũng như thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tránh tái diễn vụ việc như trên trong tương lai".
Trước đó, ngày 2/6, Chính phủ Nhật Bản thông báo tạm đình chỉ cấp mới vốn vay ODA để tập trung giải quyết vụ việc Công ty Tư vấn xây dựng đường sắt Công nghệ giao thông Nhật Bản (JTC) (có trụ sở ở Tokyo) hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam.
Hai nước đã tiến hành họp Đối thoại Việt Nam – Nhật Bản về phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA của Nhật Bản hôm 24/6. Tại cuộc họp này, sau 5 phút phát biểu mở đầu phiên họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mời báo chí ra ngoài, không cho tham dự các nội dung chính của phiên họp, báo Tuổi trẻ đưa tin.
Ngày 10/7, cơ quan công tố Tokyo khởi tố và có lệnh bắt tại gia đối với 3 cựu giám đốc của JTC với tội danh vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh, mà cụ thể ở đây là hành vi hối lộ quan chức nước ngoài.
Thực hiện điều kiện phía Nhật đưa ra, Việt Nam hiện đã bắt giữ 6 cán bộ thuộc Tổng Công ty đường sắt và tiến hành điều tra.
Ngày 18/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua việc cung cấp ODA".
"Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản, đối tác viện trợ ODA song phương lớn nhất của Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Nhật Bản để triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và phòng chống tiêu cực trong các dự án ODA", ông Lê Hải Bình khẳng định.

Theo đó, có khoảng hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.Đánh giá quá trình 20 năm thu hút vốn ODA, theo số liệu báo cáo tính đến cuối năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam lên tới 80 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2012, góp phần đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012.
Hà Anh

No comments:

Post a Comment