(LĐO) KHÁNH HOÀ
Bê bối thịt bẩn tại Trung Quốc tiếp tục nóng.
Quá trình mở rộng điều tra vụ bê bối thịt quá hạn của Trung Quốc cho thấy không chỉ các nhà hàng KFC, Mc Donald này "dính bẩn" mà các cơ sở của Starbucks hay Burger King cũng có liên quan. Loại thịt bẩn còn được hé lộ là đã được tuồn ra ngoài Trung Quốc.
Ngày 23.7, cảnh sát Thượng Hải cho biết đã bắt giữ 5 người trong ban lãnh đạo của công ty thực phẩm Shanghai Husi, một chi nhánh của OSI Group, một tập đoàn có trụ sở ở Mỹ để mở rộng điều tra về vụ bê bối thực phẩm đang gây chấn động này.
Shanghai Husi bị đình chỉ hoạt động vào cuối tuần trước sau khi bị phát hiện đã sử dụng thịt quá hạn sử dụng, thịt ôi thiu để phân phối cho các nhà hàng sản xuất đồ ăn nhanh. Một video clip phát trên truyền hình cho thấy phần lớn thịt được đóng gói đều đã quá hạn, thậm chí hư hỏng, ôi thiu và nhân viên công ty này thường xuyên nhặt thịt rơi xuống đất để đóng gói và cung ứng cho hàng nghìn nhà hàng cũng như siêu thị cung cấp đồ ăn nhanh.
Theo điều tra của cảnh sát Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu cho thấy việc sử dụng thịt bẩn ở công ty Shanghai Husi là có hệ thống chứ không phải là sai phạm của một số cá nhân và việc này đã diễn ra khá lâu. Uỷ ban an toàn thực phẩm của Thượng Hải hiện đã niêm phong hơn 1.000 tấn thịt nghi là quá hạn của tập đoàn OSI tại Trung Quốc và khoảng 100 tấn thịt khác đã giao cho khách hàng trong đó có 4.500 hộp thịt khả nghi đã chuyển cho McDonald và 500 hộp thị bò đã giao cho chuỗi nhà hàng Pizza Hut của Yum!Brands.
Ngay sau khi vụ việc vỡ lở, hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ ở Trung Quốc là McDonald’s và Yum!Brands, hãng mẹ của thương hiệu KFC đã tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm sử dụng thịt do Shanghai Husi cung cấp tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.
McDonald và KFC cũng đã lên tiếng xin lỗi khách hàng. Không chỉ phân phối cho KFC và McDonald, Shanghai Husi còn cung ứng thịt cho hệ thống nhà hàng Burger King, Starbuck tại Trung Quốc.
Burger King và Dicos đã tuyên bố ngừng sử dụng sản phẩm của Shanghai Husi. Chuỗi nhà hàng pizza Papa John’s International cũng khẳng định đã hủy toàn bộ sản phẩm thịt do Shanghai Husi cung cấp và cắt quan hệ với công ty này.
Vụ việc còn lan sang cả Nhật Bản khi hệ thống siêu thị FamilyMart của Nhật cho biết đã nhập hàng của Shanghai Husi từ đầu tháng 7 và phân phối cho gần 10.000 điểm bán lẻ tại Nhật. Tất cả các số thực phẩm trên đều đã được ngừng bán và hiện chưa có báo cáo nào về việc có khách hàng ngộ độc vì loại thực phẩm trên.
Bê bối thực phẩm này hiện đang khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang và đặt câu hỏi về chất lượng thịt tại các cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s, KFC. Trả lời báo giới, đại diện McDonald's và KFC tại Việt Nam đều khẳng định không nhập bất cứ nguyên liệu nào từ Trung Quốc.
Vụ việc còn lan sang cả Nhật Bản khi hệ thống siêu thị FamilyMart của Nhật cho biết đã nhập hàng của Shanghai Husi từ đầu tháng 7 và phân phối cho gần 10.000 điểm bán lẻ tại Nhật. Tất cả các số thực phẩm trên đều đã được ngừng bán và hiện chưa có báo cáo nào về việc có khách hàng ngộ độc vì loại thực phẩm trên.
Bê bối thực phẩm này hiện đang khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang và đặt câu hỏi về chất lượng thịt tại các cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s, KFC. Trả lời báo giới, đại diện McDonald's và KFC tại Việt Nam đều khẳng định không nhập bất cứ nguyên liệu nào từ Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment