Monday, June 30, 2014

Ngày mai xử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm thời trang


(Dân trí) - Từ ngày 1/7, lực lượng CSGT sẽ xử phạt người đi xe máy đội các loại mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng; xử phạt người điều khiển phương tiện chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Ngày mai xử phạt người đi xe máy đội mũ thời trang (chờ ghép)
Từ ngày 1/7, người tham gia giao thông bằng xe gắn máy đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, không phải mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng
Đây là đợt cao điểm lực lượng chức năng trên cả nước đồng loạt ra quân xử phạt các vi phạm về sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH). Đặc biệt, lần này việc xử phạt còn tập trung xử phạt cả những người sử dụng. Hoạt động này nhằm thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Một điểm mới trong đợt cao điểm này là lực lượng CGST sẽ phạt cả người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy chở người ngồi sau không đội MBH, không cài quai hoặc đội các loại mũ thời trang không phải MBH. Mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Lý giải về quyết định xử phạt này, Thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC 67) Công an TPHCM - cho biết, việc xử phạt người điều khiển chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy” không cài quai đúng quy cách nhằm làm giảm mức độ thương vong đối với người ngồi sau xe cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện và thể hiện rõ vai trò của người điều khiển trong việc đảm bảo an toàn cho người ngồi phía sau cũng như chấp hành các quy định của pháp luật.
Theo quy định, người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện như: xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách. Cụ thể, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Đặc biệt, mũ bảo hiểm phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Phải được gắn dấu hợp quy CR, trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ; tháng, năm sản xuất… Nếu người đi mô tô, xe gắn máy đội mũ có kiểu dáng giống MBH nhưng không đủ các thành phần trên sẽ bị cho là không đội MBH và sẽ bị xử phạt với mức tương tự như không đội MBH, tức bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Nhiều vấn đề nóng đang xoay quanh chiếc MBH
Nhiều vấn đề "nóng" đang xoay quanh chiếc MBH
Xoay quanh vấn đề về chiếc MBH, hiện có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, người tham gia giao thông đội phải MBH “dỏm”, mũ thời trang là do trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cụ thể là đơn vị Quản lý thị trường. Trước thông tin này, ông Nguyễn Văn Bách – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TPHCM - cho rằng, trách nhiệm của Quản lý thị trường và các ngành chức năng là kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với mặt hàng MBH, phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật. Việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển mũ không phải là MBH tràn lan như hiện nay là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh chưa tốt, chạy theo lợi nhuận, bất chấp đạo đức trong kinh doanh, bất chấp các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có nhu cầu mua và sử dụng MBH giá rẻ, không bảo đảm chất lượng và tâm lý "đội cho có" để đối phó khi tham gia giao thông.
Lực lượng QLTT kiểm trả một điểm sản xuất MBH không đạt chất lượng
Lực lượng QLTT kiểm trả một điểm sản xuất MBH không đạt chất lượng
Cũng theo ông Bách, trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra xử lý 35 vụ, tịch thu tang vật gồm 4.310 MBH lậu, giả, không hợp quy và 12.212 đợn vị sản phẩm phụ kiện để sản xuất mũ giả, kém chất lượng, 2.280 MBH không có nhãn ghi đủ nội dung bắt buộc và phạt tiền 118.9 triệu đồng.
Trước đó, nhằm chấn chỉnh sự bát nháo tại thị trường mũ bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - đã ký văn bản chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, xử lý vấn nạn mũ bảo hiểm rởm vào giữa tháng 4/2014; trong đó huy động sự vào cuộc của tổng lực các cơ quan ban ngành gồm Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công thương, Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố, cơ quan truyền thông...
Trung Kiên

No comments:

Post a Comment