Monday, June 30, 2014

Cuộc đua khinh khí cầu quân sự Nga - Mỹ

(Baodatviet.vn) - Hai cường quốc quân sự Nga và Mỹ đang bước vào một cuộc chạy đua vũ khí mới khi quyết định sử dụng khi khí cầu vào mục đích quân sự.
Ngay sau khí Nga công bố kế hoạch sử dụng các khí cầu không người lái trong hoạt động quân sự để bảo vệ vùng Bắc Cực, thì lập tức tức Mỹ cũng quyết định triển khai hệ thống khí cầu phòng không.
Theo nguồn tin từ Quân đội Mỹ, cơ quan này đã quyết định đưa vào lực lượng dự bị chiến lược các khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS do công ty Raytheon phát triển và sản xuất.
Hệ thống gồm 2 khinh khí cầu dùng khí heli, có chiều dài hơn 73 m, trang bị 1 radar trên khoang mạnh, được đưa lên độ cao hơn 3.000 m. Hệ thống được giữ bằng các sợi cáp vững chắc, cho phép xây dựng một hệ thống bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và các khu dân cư trước nhiều mối đe dọa, trong đó có các phương tiến công đường không có người lái và không người lái, cũng như tên lửa.
Hệ thống phòng không Patriot
Hệ thống phòng không Patriot
“Sau khi đưa JLENS vào lực lượng dự bị chiến lược, quân đội Mỹ có thể theo yêu cầu của các cấp chỉ huy trong thời gian ngắn triển khai các hệ thống này để xây dựng khu vực phòng hông/phòng thủ tên lửa có hiệu quả chưa từng thấy trong địa bàn trách nhiệm của họ trên toàn thế giới”, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống phòng thủ toàn cầu tích hợp của công ty Dave Gulla nói.
Hiện nay, quân đội Mỹ đã mua 2 hệ thống này và chúng sẽ trở thành phương tiện dự bị chiến lược của họ. Một hệ thống sẽ được duy trì trong lực lượng dự bị ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng, hệ thống thứ hai sẽ được thử nghiệm tại trường thử Aberdine vào mùa thu năm nay.
JLENS bắt đầu được phát triển vào năm 2005. Hệ thống cũng có thể phát hiện xuồng, xe thiết giáp, bệ phóng tên lửa cơ động và tên lửa đường đạn chiến thuật đang phóng đi, có thể bay treo trên không trong 30 ngày đêm, liên tục truyền thông tin đến các sở chỉ huy và cho các vũ khí đánh chặn như các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, tên lửa SM-3 và tiêm kích trang bị tên lửa AMRAAM. Cự ly phát hiện mục tiêu của JLENS là đến 550 km.
Việc Mỹ thông báo đưa vào trang bị hệ thống phòng không độc đáo này diễn ra ngay sau khi Nga thông báo triển khai các khí cầu quân sự tại Bắc Cực.
Một đại diện Quân đội Nga cho biết, các khinh khí cầu này được trang bị máy ngắm ảnh nhiệt, cảm biến laser, máy định vị và thu hình, các thiết bị bay sẽ kiểm soát đường ống dẫn dầu, khí đốt, tham gia tuần phòng biên giới, các hoạt động thăm dò, đảm nhiệm chức năng đầu mối chuyển tải thông tin.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đại trong Vòng Bắc Cực. Trong đó, các khinh khí cầu sẽ tham gia bảo vệ lợi ích của đất nước.
Ông Mikhail Khodarionok, tổng biên tập tạp chí Người đưa tin công nghiệp quốc phòng cho biết: “Bắc Cực là khu vực vô cùng khắc nghiệt và không thuận lợi cho đời sống của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần có khái niệm rõ ràng về tình hình diễn biến ở đây. Việc sử dụng các khinh khí cầu là một phương hướng hứa hẹn phục vụ mục tiêu được nêu.
Công việc đòi hỏi chi phí thấp hơn nhiều so với triển khai bất kỳ các trạm cố định. Các điểm bố trí có thể không nhiều, nhưng nhờ khả năng bay trên không trung nhiều ngày liên tục, các khí cầu sẽ tuần tra được những khu vực khá lớn. Những thiết bị đa dạng trên khí cầu có nhiệm vụ thu thập hàng loạt dữ liệu, từ tình hình thời tiết đến thông tin do thám.”
Nga dự kiến bắt đầu đưa khinh khí cầu tham gia các hoạt động theo dõi khu vực phía Bắc từ năm 2016.
Ngọc Hòa

No comments:

Post a Comment