Monday, June 30, 2014

Một điểm nhìn – hai thái độ



Bài viết dưới đây là luận điểm của quý bạn Lê Quang Vũ về làn sóng bài Trung (Sinophobia) đang nở rộ trên khắp Việt Nam, nhóm biên tập TTXVA chọn đăng. Mọi quan điểm phản hồi, mong quý độc giả comment lịch thiệp dưới bài viết này hoặc gửi về hòm mail của TTXVA dưới dạng bài viết riêng !
Tẩy chay hàng Trung Quốc
Nền văn minh và xã hội phương Tây hiện đại bắt nguồn từ xa xưa lấy cảm hứng từ nền văn minh Hy Lạp và La Mã, họ tiếp thu và chọn lọc các thành tố văn hóa từ Hy – La theo hai hướng là tiếp thu do cưỡng bức (các cuộc xâm lược của Đế quốc La Mã) và tự nguyện. Ngày nay những yếu tố của nền văn minh Hy – La vẫn còn tồn tại đậm nét trên các công trình ở Tây Âu và thậm chí là Hoa Kỳ, họ tiếp thu từ văn chương, chính trị, triết học, kiến trúc, tôn giáo, quân sự, hội họa, điêu khắc… Trải qua một quãng thời gian dài lịch sử, các quốc gia Tây phương (Anh, Pháp, Đức, Ý) đã dựa vào những thành tố văn hóa này để sinh tồn và phát triển rồi từ đó tạo bản sắc riêng cho mình. Họ không coi những thành tố văn hóa đó là những yếu tố khách thể, ngoại lai từ bên ngoài nữa mà họ đã coi nó là của riêng mình đã từ rất lâu, tự hào về nó như chính họ đã làm ra nó, họ hoàn toàn thừa nhận những ảnh hưởng của văn minh Hy – La cho mình.
Không có gì đáng xấu hổ khi học tập và tiếp thu văn hóa từ một quốc gia khác vì văn hóa phát triển được là nhờ sự trao đổi, va chạm lẫn nhau. Người Tây phương chẳng bao giờ hỏi những câu hỏi đại loại như : “Cái tòa nhà đó có giống ngôi đền của Hy Lạp không ?“, “Những chữ viết này, bức tượng này là chữ viết Hy – La, bức tượng Hy – La, không phải của chúng ta !“, “Dùng mấy thứ đồ vật này là của Hy – La, không phải của chúng ta !“. Họ không có quan điểm ngớ ngẩn như kiểu như thế ngược lại họ tôn trọng và cố gắng phát triển nền văn hóa đó (thậm chí tại Âu châu thời Trung Cổ còn dấy lên phong trào Phục Hưng để khơi lại nền văn minh này, không chỉ tại Ý mà còn trên toàn Âu châu). Và những thành tố đó vẫn tồn tại đến ngày nay như một minh chứng sống động về sự tôn trọng thành quả sáng tạo của loài người và sự thất bại của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Ba nước Việt – Hàn – Nhật cũng vậy : lấy trung tâm là văn minh Trung Hoa, cũng trải qua một thời gian dài bị cưỡng bức cũng như tự nguyện tiếp thu. Đã chắt lọc những thành tố của văn minh Trung Hoa cùng với yếu tố bản địa tạo nên bản sắc cho riêng mình. Tổ tiên người Việt đã nhờ những thứ ấy để sinh tồn và phát triển, tạo nên những thành tựu làm nền cho hôm nay.
Mấy ngày nay những biến động về chính trị xảy ra, có vẻ như là một môi trường nuôi cấy lý tưởng cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sự bài xích Trung Hoa trên mọi phương diện. Rồi có những người ngờ nghệch còn nói những câu như : “Ở Việt Nam bây giờ tất cả là của Trung Quốc, tượng ông Lý Thái Tổ cũng là của Trung Quốc“… Vậy là cứ cái gì của ta làm có chút chữ Hán, có chút quần áo giống Trung Quốc, hay “made in China” thì ta xù lông lên và xua đuổi.
Có lẽ những điều này bắt nguồn lớn nhất từ sự thiếu sót lớn của Nhận Thức (Kiến Thức và Tri Thức) cùng với sự nhạy cảm về vị thế dân tộc, lịch sử, biến động về chính trị trong một xã hội ì ạch, nửa mơ nửa tỉnh với thâm căn cố đế là nền văn hóa tiểu nông. Người Việt đang sợ hãi và hoài nghi về chính bản thân, về sức mạnh nội tại của bản thân. Khi người Việt sợ hãi điều gì thì càng tìm cách che giấu nó và sẽ che giấu một cách vụng về ; điều đã và đang xảy ra xung quanh ta không bao giờ quan trọng bằng những vấn đề bên trong chính ta.


1867 Chứng chỉ phẩm tước đại thần vua Gia Long cấp cho những người Pháp ở lại phục vụ nhà vua sau khi kết thúc chiến tranh với Tây Sơn
1898 Tonkin. Hanoï - Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để thêu
TONKIN - Enfant apprenant les caractères - 1908
Quan đại thần Nguyễn Trọng Hiệp (1834-1902)
Mandarin militaire, mandarin chef de province et préfet en costume d’audience solennelle, 1915, vers Hanoi
Le Tong Doc de la Province de Ha Dong et sa famille - Photo by Leon Busy 1915
Marchand de sentences, Hanoi, 1915
Hue 1936 - Le petit prince impérial et son gouverneur
Thái tử Bảo Long
Hue 1964
Bà Nguyễn Văn Thiệu - Khánh thành Thư Viện QGNT 1
Bà Nguyễn Văn Thiệu - Khánh thành Thư Viện QGNT 2
Bà Nguyễn Văn Thiệu - Khánh thành Thư Viện QGNT 3
Bà Nguyễn Văn Thiệu - Khánh thành Thư Viện QGNT 4
Bà Nguyễn Văn Thiệu - Khánh thành Thư Viện QGNT 5

No comments:

Post a Comment