Thursday, April 10, 2014

PICS:Tiếng Việt "mất tích" trên biển quảng cáo giữa Hà Nội

Thứ Năm, 10/04/2014 16:57-

(BDV.VN)-Đà Nẵng vừa dẹp bỏ các biển quảng cáo sai quy định chữ nước ngoài, trong khi giữa Thủ đô, có nhiều khu phố gần như trở thành phố Hàn, Trung, Nhật.



Khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân dường như sắp trở thành phố của người nước ngoài khi các cửa hàng dịch vụ tại khu vực này gần như mất dấu chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo. (Ảnh chụp trên phố Hoàng Ngân với những biển hiệu bằng tiếng nước ngoài san sát).



Tại khu phố này có đầy đủ các loại hình dịch vụ, thương mại. Từ các cửa hàng ăn uống được đầu tư quy mô.


Cho đến những cửa hàng dịch vụ giải trí như Karaoke, làm đẹp đều không có một chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo, trừ địa chỉ.


Cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Thị Định này được đầu tư với quy mô rất lớn, chủ nhà hàng đã thuê cả một biệt thự trên đường Nguyễn Thị Định. Biển quảng cáo cũng được đầu tư rất cầu kỳ, công phu.



Ngay cạnh đó là cửa hàng đồ ăn Nhật Bản, nhìn thoáng qua, khu vực này như đang tái hiện một khu phố của các quốc gia Đông Bắc Á chứ không phải Hà Nội.



Các biển vẫy của quán ăn, quán cafe, nhà nghỉ, shop quần áo đặt san sát nhau trong một ngõ nhỏ liền kê các khu chung cư trên đường Nguyễn Thị Định dường như chỉ dành riêng cho người nước ngoài.



                  Một siêu thị hàng tiêu dùng, tạp hóa, nhu yếu phẩm chỉ có sản phẩm của nước ngoài.



https://www.youtube.com/watch?v=_KEPmduvlAg Thắc mắc về vấn đề biển hiệu toàn tiếng “lạ”, chị Hoa, bán trà đá, giải khát ở khu vực này cho biết: “Trên mấy phố này có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, hầu hết là người Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhiều nhất là người Hàn, họ sinh sống và làm việc ở đây từ rất lâu rồi. Những cửa hàng này mở ra phần lớn chủ quán đều là người nước ngoài, phục vụ khách nước ngoài là chính, còn người Việt chỉ là vãng lai thôi, hiếm lắm.”



Không riêng gì khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân (Quận Cầu Giấy), tình trạng chê đồ nội, sính đồ ngoại cũng rất phổ biến tại Hà Nội. Như công ty này trên đường Lạc Long Quân, họ sử dụng kiến trúc như Trung Quốc, và ngôn ngữ Trung Quốc.



Chẳng phải chỉ có Hà Nội, hiện tượng vi phạm biển quảng cáo này rất thịnh hành tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Khi tại trung tâm Từ Sơn, các cửa hàng nội thất hầu hết đều sử dụng song ngữ với chữ “lạ” lớn hơn chữ Việt.



Luật Quảng cáo của nước ta quy định rõ tiếng nói và chữ viết thể hiện nội dung quảng cáo phải bằng tiếng Việt. Cũng theo luật, nội dung quảng cáo chỉ được sử dụng tiếng nước ngoài khi thể hiện nhãn hàng hóa, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài cùng những từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt.


Nếu các biển hiệu quảng cáo sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài áp dụng vào những trường hợp nêu trên và được phép thì khổ chữ nước ngoài không được lớn hơn 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới tiếng Việt.


Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã ra quân chấn chỉnh lại tất cả những biển hiệu sai vi phạm kiểu này. (Ảnh chụp tại Đà Nẵng - báo Tuổi trẻ). Trong khi đó, những biển quảng cáo tại Thủ đô vẫn hồn nhiên nằm giữa thành phố mà không có một sự quản lý nào của các cấp chính quyền. 

Nguyễn Văn Chi thực hiện

No comments:

Post a Comment