Sunday, March 30, 2014

Vụ JTC hối lộ không ảnh hưởng đến ODA?


 Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của InvestConsult Group
Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của InvestConsult Group

Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của InvestConsult Group, cho rằng, không lo vụ JTC ảnh hưởng đến ODA.


Liên quan đến vụ việc Tập đoàn tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai đã hối lộ một số quan chức đường sắt Việt Nam với số tiền 80 triệu Yên (tương đương khoảng 16 tỷ đồng), dư luận đang lo ngại vụ việc này có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam, đặc biệt là tác động tiêu cực đến dòng vốn ODA cho Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Invest Consult Group, cho rằng vụ việc này không lo ảnh hưởng đến ODA.
Theo phân tích của ông Bạt, ODA là kết quả của một tầm nhìn chính trị của người Nhật Bản và kết quả của sự hiểu dụng ý ấy, thiện chí ấy của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Khi ở tầm đó, hai quốc gia hiểu nhau, thông cảm và nhìn nhận giá trị của nhau thì vụ việc đưa hối lộ này, nếu chứng minh được là có thật, nó sẽ làm cả hai Nhà nước và Chính phủ cùng cảm thấy có sự xấu hổ. Vì không chỉ Việt Nam cảm thấy xấu hổ vì có người nhận tiền hối lộ mà ngay cả Nhật Bản cũng thấy xấu hổ vì có người đưa tiền hối lộ.
Theo tôi, vụ việc này cần phải nhìn nhận cả ở khía cạnh đạo đức. Bởi vì, khi đã bắt được thủ phạm rồi, đó sẽ là đối tượng của hình sự. Nhưng với xã hội, đó là vấn đề thuộc về đạo đức. Nó là vấn đề trách nhiệm của người làm công tác quản lý đối với xã hội.
Nhân vụ việc này, nhìn lại Nghị quyết Trung ương 4 của chúng ta càng thấy rõ rằng, Nghị quyết Trung ương 4 rất đúng. Vì vụ việc JTC là biểu hiện của tham nhũng, biểu hiện của sự suy thoái đạo đức trong các công việc quản lý nhà nước.
Cho nên, theo ông Bạt, “Thanh tra của Chính phủ phải làm việc nghiêm túc hơn nữa để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những hoạt động dưới quyền của mình, trong nội bộ của mình. Vì Thanh tra Chính phủ phải làm việc với các đối tượng thuộc quyền của Chính phủ.
Ông Bạt còn nhấn mạnh rằng, “Kiểm toán Nhà nước phải làm việc kỹ lưỡng hơn nữa, đặc biệt là đối với việc hình thành cơ cấu giá thành. Vì đến nay vẫn chưa thấy Kiểm toán Nhà nước đặt ra vấn đề cần phải khảo sát cơ cấu giá thành đối với khu vực công nghiệp. Kiểm toán Nhà nước cần có những công việc hỗ trợ xã hội trong việc định hình các tiêu chuẩn về giá thành. Chúng ta có cơ quan về đo lường chất lượng. Họ phải đảm bảo giúp Nhà nước khảo sát tiêu chuẩn của chất lượng. Nhưng tại sao cơ quan này lại không thanh tra, kiểm tra, phát hiện và chủ động thiết kế ra các tiêu chuẩn?”
Liên quan đến vấn đề chống tham nhũng, ông Bạt khẳng định: “Chúng ta đang có rất nhiều công việc phải làm và có thể làm được. Chúng ta đừng nghĩ rằng, một chốc một lát có thể quét sạch được nạn tham nhũng, mà phải làm dần dần. Muốn làm được việc đó, trước hết phải thiết kế được tiêu chuẩn cơ cấu giá thành, cơ cấu chất lượng cho từng sản phẩm công nghiệp. Phải làm sạch sẽ từng khu vực sản xuất thì sẽ có một xã hội dần dần dị ứng với tham nhũng”.
Hơn nữa, theo ông Bạt, “quần chúng nhân dân chính là đồng minh chính trị quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước trong việc chống tham nhũng. Khi các cơ quan chức năng của Việt Nam làm dần dần một cách khoa học những công việc để hạn chế dần dần thói xấu của con người, khi đó sẽ thành công trong việc chống tham nhũng”
Theo Xuân Thân - Thu Thủ
y

No comments:

Post a Comment