Sunday, March 30, 2014

Vietnam Airlines và những vụ việc nổi “sóng gió” dư luận

Thanh Thảo - theo Trí Thức Trẻ | 29/03/2014 07:00
(Soha.vn) - Chỉ trong mấy tháng mà hãng hàng không Vietnam Airlines liên tiếp gặp "sóng gió" dư luận vì những vụ việc liên quan đến khách hàng và nhân viên của mình.
Buộc nhân viên nghỉ việc phải bồi thường từ 500 triệu đến hơn cả tỷ đồng
Chiều 18/11/2013, một người xưng là “đại diện các anh em đang làm việc tại công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO)" - một công ty con của Vietnam Airlines , gửi đơn kêu cứu với báo giới đang bị ép phải ký hợp đồng ràng buộc 20 năm.
Theo đơn phản ánh, do nhu cầu phát triển, Vietjet Air đang cố gắng tìm cách lôi kéo những nhân viên kỹ thuật hàng không của Vietnam Airlines, bằng cách trả lương cao gấp 3 lần so với mức lương họ đang hưởng ở Vietnam Airlines, đạt mức xê xích từ 21 - 58 triệu đồng tùy trình độ.
Nhân viên Vietnam Airlines kêu cứuNhân viên VAECO chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra kỹ thuật sau mỗi chuyến bay Vietnam Airlines
Tuy nhiên, để có được một nhân viên kỹ thuật CRS (tạm hiểu nhân viên dịch vụ khách hàng), Vietnam Airlines đã phải chi ra những khoản tiền lớn gọi là chi phí đào tạo, trong khi Vietjet Air không phải bỏ ra khoản chi phí này.
Đây cũng chính là lý do khiến công ty Kỹ thuật hàng không VAECO đưa ra qui định bắt nhân viên phải ký hợp đồng ràng buộc từ 10 - 20 năm, nếu không phải đền bù 500 triệu đồng/người cho chi phí đào tạo nếu đạt trình độ A, còn đạt trình độ B1 hoặc B2, con số lên đến trên 1 tỉ đồng. Cách tính chi phí này bị những người làm đơn đánh giá là “không xác đáng”.
Hành khách Vietnam Airlines “tố” bị bẻ khóa vali
Chị Ngô Thị Hằng (nhân viên một công ty viễn thông trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội) là hành khách của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam ( Vietnam Airlines - VNA) chuyến bay VN956 chặng Yangon (Myanmar - Hà Nội) khởi hành lúc 19h10’về đến sân bay Nội Bài vào 21h20’ tối 26/3/2014.
Chị Hằng cho biết, sau khi kết thúc chuyến bay, chị phải đợi sau 30’ khi hành khách cuối cùng của chuyến bay VN956 lấy được hành lý thì chiếc vali của chị vẫn bặt tăm.
Đến 21h59’ , lo ngại vali thất lạc, chị và đoàn khách đã báo với nhân viên của VNA trực tại khu vực băng chuyền hành lý. Đến 22h6’, chị Hằng mới nhìn thấy chiếc vali chính hãng Lacoste của mình chạy trên băng chuyền.
Chiếc vali của chị Ngô Thị Hằng với chiếc khoá có hiện tượng bị bẻ gãy
Chiếc vali của chị Ngô Thị Hằng với chiếc khoá bị gãy
Điều bất ngờ là chiếc vali đã bị lật nắp ngăn bên ngoài và chiếc khóa số có hiện tượng bị bẻ gãy. Bất bình trước sự việc, chị Hằng cùng người trong đoàn đã yêu cầu nhân viên giải thích về sự bất thường này thì nhận dược câu trả lời là khóa bị kẹt vào băng chuyền nên bị bẻ tung ra.
Đến 22h30’, chị Ngô Thị Hằng đã yêu cầu đại diện VNA lập biên bản sự việc và yêu cầu hãng làm rõ sự việc. Khi cân lại hành lý ký gửi thì mặc dù số hành lý được giữ nguyên nhưng tổng trọng lượng đã tăng hơn 7 kg so với số cân nặng được phía sân bay bên Myanmar xác nhận.
Chị Ngô Thị Hằng cho biết đây không phải là lần đầu tiên chị là khách hàng của VNA về đến sân bay Nội Bài thì phát hiện vali gửi hành lý bị bẻ khóa.
Tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vì nghi xách hàng lậu
Ngày 26-3, truyền thông Nhật Bản dẫn lời cảnh sát nước này nói cảnh sát đã bắt giữ một nữ tiếp viên hàng không 25 tuổi của Vietnam Airlines với nghi ngờ cô xách lậu hàng ăn cắp.
Cảnh sát cho biết tiếp viên bị bắt (tên Nguyễn Bích Ngọc) đã bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết những món hàng quần áo là đồ ăn cắp. Vào tháng 9 năm ngoái, tiếp viên này cũng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc xách hàng lậu theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt (30 tuổi) ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.
Vietnam Airlines và những vụ việc nổi “sóng gió” dư luận
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Sở cảnh sát thủ đô nói họ nghi ngờ khoảng 20 nhân viên của Vietnam Airlines liên quan đến vụ xách hàng lậu và đã yêu cầu 5 trong số các nhân viên trên đến sở trình diện. Năm người (bao gồm 1 cơ phó và 4 tiếp viên) không có mặt ở Nhật.
Ngay khi thông tin này được đưa ra, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines đã yêu cầu Đoàn bay, Đoàn tiếp viên ra quyết định đình chỉ bay thêm đối với 1 cơ phó và 4 nữ tiếp viên hàng không để làm rõ.

No comments:

Post a Comment