Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương là chủ trương tâm đắc của Tổng thống Obama trong chiến lược xoay trục sang châu Á. Nhưng nhiều chính khách tên tuổi phe Dân chủ ở Thượng viện và Hạ viện cho biết họ phản đối việc thông qua TPA (Trade Promotion Authority – thẩm quyền đàm phán nhanh) cho phép Tổng thống Barack Obama thương lượng các hiệp định thương mại và sau đó Quốc hội không thể thay đổi.
Những người chống đối lại bản Hiệp định quy mô tập hợp 12 quốc gia lo ngại các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ bị kéo xuống, đẩy các doanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi và một lần nữa sẽ khiến công ăn việc làm của người Mỹ bị lọt vào tay các nước đang phát triển có tiền lương thấp.
Nhưng phe ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương phản bác rằng, khó có việc các nước đang thương thảo về TPP với Washington chấp nhận những nhượng bộ chính trị khó khăn đối với họ, trừ phi các quốc gia này được đảm bảo rằng những thỏa thuận đạt được với chính quyền Mỹ sau đó sẽ không bị Quốc hội bác bỏ.
Nhà Trắng nhấn mạnh rằng đã thành công trong việc ký kết hiệp định thương mại với Panama và Hàn Quốc ngay trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama. Các nhà thương lượng không đạt được mục tiêu hoàn tất TPP vào cuối năm 2013, nhưng quyết tâm sẽ tiếp tục. Các quốc gia tham gia đàm phán là Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tổng thống Obama sẽ trao đổi với người đồng nhiệm Mehico và Canada về những tiến triển của TPP trong hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ vào tuần tới. TPP cũng là chủ đề chính trong chuyến công du của ông Obama thăm bốn nước châu Á vào tháng Tư.
Bên cạnh đó, Washington còn tiến hành thương thảo về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Liên hiệp châu Âu. Phe chống đối lại hiệp định này cũng có những quan ngại về tác động đối với việc làm ở Mỹ, tương tự như TPP.
Những người chống đối lại bản Hiệp định quy mô tập hợp 12 quốc gia lo ngại các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ bị kéo xuống, đẩy các doanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi và một lần nữa sẽ khiến công ăn việc làm của người Mỹ bị lọt vào tay các nước đang phát triển có tiền lương thấp.
Nhưng phe ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương phản bác rằng, khó có việc các nước đang thương thảo về TPP với Washington chấp nhận những nhượng bộ chính trị khó khăn đối với họ, trừ phi các quốc gia này được đảm bảo rằng những thỏa thuận đạt được với chính quyền Mỹ sau đó sẽ không bị Quốc hội bác bỏ.
Nhà Trắng nhấn mạnh rằng đã thành công trong việc ký kết hiệp định thương mại với Panama và Hàn Quốc ngay trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama. Các nhà thương lượng không đạt được mục tiêu hoàn tất TPP vào cuối năm 2013, nhưng quyết tâm sẽ tiếp tục. Các quốc gia tham gia đàm phán là Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tổng thống Obama sẽ trao đổi với người đồng nhiệm Mehico và Canada về những tiến triển của TPP trong hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ vào tuần tới. TPP cũng là chủ đề chính trong chuyến công du của ông Obama thăm bốn nước châu Á vào tháng Tư.
Bên cạnh đó, Washington còn tiến hành thương thảo về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Liên hiệp châu Âu. Phe chống đối lại hiệp định này cũng có những quan ngại về tác động đối với việc làm ở Mỹ, tương tự như TPP.
No comments:
Post a Comment