Trao đổi trực tiếp với PV báo Đời sống và pháp luật,
ông Trương Xuân Cừ, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho
biết, đơn vị đang xem xét đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với một cán
bộ trong Ban vì có những sai phạm trong việc ứng, sử dụng kinh phí
trong chuyến công tác đi Thái Lan hồi tháng 8/2013.
Ảnh minh họa. |
Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Bắc nói về sai phạm của vị Phó văn phòng
Vị
cán bộ nói trên là ông Nguyễn Phương Hà, hiện là Phó Chánh văn phòng,
Ban Chỉ đạo Tây Bắc. Hình thức kỷ luật theo ông Cừ có thể là xử lý cảnh
cáo và sẽ được đưa ra sau tết sau khi làm đủ quy trình về việc xử lý kỷ
luật cán bộ hiện hành.
Ông Cừ cũng
thông tin nội dung cụ thể, nhân chuyến đi Thái Lan của 8 cán bộ trong
Ban (trong đó có ông Hà), mặc dù không được giao trách nhiệm nhưng khi
về nước, ông Hà đã tự ý đứng ra làm thủ tục thanh toán với mức tổng
quyết toán gần 200 triệu đồng.
Phát giác việc chi tiêu trong chuyến công tác này chỉ ở mức hơn 100 triệu đồng (đã bao
gồm tiền bồi dưỡng cho các cán bộ trong đoàn), những người có mặt trong
chuyến công tác đưa sự việc ra ánh sáng. Sau đó ông Hà đã bồi hoàn toàn
bộ số tiền đã cầm.
Ngày 6/1/2014,
Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức họp, kiểm điểm những biểu hiện sai phạm
trong việc ứng, sử dụng kinh phí trong chuyến công tác đi Thái Lan đối
với ông Phạm Phương Hà. Nhưng chưa đưa ra hình thức xử lý kỷ luật.
Đáng
nói, theo vị Phó Ban Chỉ đạo Tây Bắc, việc thanh quyết toán của ông Hà
là hoàn toàn sai quy trình và không hợp lệ, nếu xử lý thì trưởng đoàn
công tác chuyến đó cũng có trách nhiệm.
Mỗi ngày có 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước Thông tin từ bộ Ngoại Giao cho biết, năm 2012 có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, năm 2013, dù có giảm nhưng vẫn có hơn 3.200 đoàn xuất ngoại. Như vậy, tính ra mỗi ngày đã có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. |
Cũng
trong thời gian này, một cán bộ trong bộ phận kế toán của Ban Chỉ đạo
Tây Bắc cũng bị cáo buộc đã nhận 5 triệu đồng "bôi trơn" của ông Hà để
thanh quyết toán khoản tiền trên. Tuy nhiên, theo ông Cừ đó chỉ là khoản
tiền quà chứ không phải hối lộ.
Trả
lời cho câu hỏi việc sao không đưa sự vụ ra công an làm rõ khi đã có dấu
hiệu hình sự, ông Trương Xuân Cừ cho biết, không muốn làm lớn chuyện mà
mục đích "xử lý nội bộ".
Trong một
diễn biến khác, mặc dù tiếp PV báo Đời sống và pháp luật nhưng ông Phạm
Phương Hà xin từ chối trả lời về sự vụ với lý do lãnh đạo Ban đã có ý
kiến.
"Vấn nạn"
Xem
ra, chuyện cán bộ đi nước ngoài từ việc công đã trở thành "vấn nạn" khi
bộ Tài chính lại phải ra công văn gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu hạn
chế tối đa việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài trong những tháng cuối
năm 2013.
Trong công văn, Bộ trưởng
Tài chính nêu rõ: Với các đoàn thuộc chương trình cam kết quốc tế, bắt
buộc tham gia (như đàm phán, tham dự các cuộc họp mà Việt Nam là thành
viên), tổ chức đoàn hoặc cử cán bộ đi công tác nước ngoài theo kế hoạch;
với các đoàn nằm ngoài chương trình cam kết, thực hiện cắt giảm nếu
chưa cần thiết hoặc hoãn, giãn chuyển năm sau. Trường hợp thực sự cần
thiết và cấp bách phải báo cáo rõ lý do và phải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Về vấn đề cử cán bộ đi
công tác nước ngoài, Ban Bí thư đã yêu cầu lãnh đạo ban Đảng, các bộ,
ngành, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, các tổ chức chính
trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư
cần cân nhắc kỹ việc đi công tác ngoài nước; thực hiện đúng quy định
trong một năm đi nước ngoài tối đa hai lần, trừ trường hợp có nhu cầu
đột xuất, hoặc công việc thật cần thiết. Không bố trí hai đồng chí lãnh
đạo chủ chốt của một bộ, ngành, địa phương cùng tham gia một đoàn đi
công tác nước ngoài.
Chỉ đạo đã rõ,
tuy nhiên thực hiện hay không vẫn là câu chuyện đáng phải bàn với những
ví dụ điển hình: Dẫn nguồn báo Tuổi Trẻ vào trung tuần tháng 9/2013, ông
Phạm Tiến Dũng, Phó GĐ sở VHTT&DL Nghệ An cùng một số ca sĩ tại
Nghệ An đi giao lưu nghệ thuật tại Đức theo lời mời của một tổ chức của
nước này. Thế nhưng, lấy làm lạ chuyến đi này của ông Dũng lại không ai
hay, kể cả GĐ sở này. Chỉ đến khi sự vụ rùm beng mới lộ diện ông Dũng
xin nghỉ phép 5 ngày nhưng không báo cáo đi đâu.
Cách
đây không lâu, tỉnh Quảng Bình cũng trở nên nổi tiếng khi có đến 98
đoàn lãnh đạo, cán bộ ra nước ngoài, 782 lượt người xuất cảnh, ngân sách
bỏ ra gần 10 tỷ đồng, với đủ lý do tham quan học tập kinh nghiệm, đào
tạo, tham dự hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, khảo sát
tình hình, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…, toàn những lý do không
mấy bức thiết, song lại vẫn đủ hợp lý.
Trao
đổi với PV báo Đời sống và pháp luật, nguyên ĐBQH Lê Văn Cuông cho
rằng, lý do thì rất nhiều, nhưng nguồn chi lại chỉ có một: "Ngân sách
Nhà nước". Càng hô tiết kiệm thì chi tiêu lại càng tăng lên. Buồn hơn
nữa là đã có những chuyến đi nước ngoài của cán bộ cấp cao được phát
hiện ra chỉ là những chuyến du lịch thông thường, thay vì học và hỏi thì
những cán bộ này bận rộn với việc mua sắm, du hí cùng người thân.
Cũng
theo ông Lê Văn Cuông, Ban Bí thư đã có chỉ thị, mặc dù Chỉ thị này thu
hút được sự chú ý của người dân bởi tình trạng lạm dụng công quỹ và
lãng phí của công trong cán bộ có chức quyền đã trở thành căn bệnh trầm
kha. Sau Hội nghị T.Ư 6, công tác tiết kiệm, chống lãng phí được các bộ
ngành, địa phương thực hiện ráo riết, nào là hạn chế công tác phí, nào
là không mua xe công, dừng các dự án đầu tư lớn, thậm chí đến cả cấm làm
cưới to hay liên hoan rầm rộ. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì vẫn còn ở
thể tương lai xa và rất xa.
Vương Trần
No comments:
Post a Comment