Việt Nam được đánh giá là nơi có muối ngon nhất thế giới. Nhật Bản, Mỹ vẫn luôn nhập khẩu muối Việt Nam để ăn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước lại nhập khẩu muối công nghiệp rồi bán ra thị trường làm muối ăn…
Hành trình đi tìm muối của thương gia Nhật Bản
Theo lời kể của Kỹ sư hóa thực phẩm Nguyễn Đình Bình, sau hàng chục năm bôn ba khắp Việt Nam từ vùng muối ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ đến miền Bắc, thương gia Nhật Bản - ông Terufumi Nozawa - vẫn chưa tìm ra được loại muối ưng ý.
Cho đến một ngày cuối tháng 5/2000, vị thương gia này có mặt tại trụ sở Tổng công ty Muối Việt Nam (số 7 Hàng Gà - Hà Nội) và được lãnh đạo Tổng công ty đưa đến thăm một doanh nghiệp thuộc tổng công ty - nơi vừa hoàn thành một đề tài Khoa học về sản xuất Muối Sạch tự nhiên trên đồng Muối phơi cát được Hội liên hiệp Khoa học Việt nam trao giải thưởng VIFOTEC.
Năm 2005, ngành muối Việt Nam lại đón nhận một thị trường khó tính không kém, đó là Hoa Kỳ. Sự hiện diện của thị trường này được lý giải rằng ngay từ thời điểm đó, người dân Mỹ đã được khuyến cáo từ Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ rằng: “Hãy từ bỏ thói quen sử dụng Muối ăn tinh khiết 99% mà hãy tìm ăn Muối Biển sạch tự nhiên được sản xuất theo công nghệ thủ công truyền thống!”. Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất khẩu muối ăn cao cấp sang thị trường Hoa Kỳ mỗi năm 800 tấn.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn - Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty Muối Việt Nam (Visalco), người tiêu dùng Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU rất ưa chuộng muối phơi cát Miền Bắc được sản xuất tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ lâu, họ đã nhập khẩu số lượng lớn về tiêu dùng thực phẩm trong nước cho dù hàng năm nước họ có thể sản xuất ra hàng triệu tấn muối các loại.
Nhập muối công nghiệp về làm muối ăn
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp làm công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ luôn tìm cách nhập khẩu muối biển sạch tự nhiên từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong việc ăn, nêm, chế biến thực phẩm thì một số công ty trong nước lại nhập muối công nghiệp có nguồn gốc khai thác từ muối mỏ, hồ nước mặn với giá rẻ về làm muối ăn cung ứng ra thị trường.
Theo PGS.TS. Phan Tam Đồng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng giám đốc Công ty Muối Việt nam, việc nhập khẩu muối nếu quản lý không chặt chẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất muối trong nước.
Mặc dù chưa có khuyến cáo nào về việc không sử dụng muối công nghiệp
làm muối ăn. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, muối công nghiệp là
dạng muối trắng có độ mặn cao, tỷ trọng rất nặng, được khai thác
từ những mỏ muối trong lòng đất không có các thành phần khoáng chất
Magie, Canxi, Kali, Sunphat là những thành phần cần thiết cho cơ thể và
không loại trừ trong muối mỏ vẫn còn tồn dư thành phần các kim loại nặng.
Ngoài ra, trên thị trường hiện có nhiều loại muối bày bán tràn lan,
không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng phân vân… Trong bối
cảnh này, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng hãy lựa
chọn những sản phẩm muối có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất chế biến
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo lời kể của Kỹ sư hóa thực phẩm Nguyễn Đình Bình, sau hàng chục năm bôn ba khắp Việt Nam từ vùng muối ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ đến miền Bắc, thương gia Nhật Bản - ông Terufumi Nozawa - vẫn chưa tìm ra được loại muối ưng ý.
Cho đến một ngày cuối tháng 5/2000, vị thương gia này có mặt tại trụ sở Tổng công ty Muối Việt Nam (số 7 Hàng Gà - Hà Nội) và được lãnh đạo Tổng công ty đưa đến thăm một doanh nghiệp thuộc tổng công ty - nơi vừa hoàn thành một đề tài Khoa học về sản xuất Muối Sạch tự nhiên trên đồng Muối phơi cát được Hội liên hiệp Khoa học Việt nam trao giải thưởng VIFOTEC.
Tại đây, vị thương gia này đã được giới thiệu một loại muối thực
phẩm sản xuất theo phương pháp tự nhiên sử dụng năng lượng mặt trời từ
khâu kết tinh đến sấy khô (không qua chế biến công nghiệp) do những
người diêm dân trực tiếp làm ra với công nghệ phơi cát độc đáo, hoàn
toàn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Muối được sản xuất tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã trở thành mặt hàng được ưa chuộng tại Nhật Bản suốt hơn 1 thập kỷ qua
Nhận những hạt muối trắng, ông Nozawa đưa vào miệng nếm thử, nét mặt
của ông bỗng giãn ra vì vui mừng. Ngắm nghía hạt muối, ông chậm rãi nói:
“Kết quả cuộc hành trình của tôi sau 15 năm tìm kiếm là đây. Đây mới
chính là phương pháp sản xuất muối độc đáo và là loại Muối ngon nhất thế
giới”. Từ sau cuộc hội ngộ "định mệnh" đó, trung bình mỗi năm Việt Nam
xuất sang thị trường Nhật Bản hơn 600 tấn muối phơi cát miền Bắc. Năm 2005, ngành muối Việt Nam lại đón nhận một thị trường khó tính không kém, đó là Hoa Kỳ. Sự hiện diện của thị trường này được lý giải rằng ngay từ thời điểm đó, người dân Mỹ đã được khuyến cáo từ Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ rằng: “Hãy từ bỏ thói quen sử dụng Muối ăn tinh khiết 99% mà hãy tìm ăn Muối Biển sạch tự nhiên được sản xuất theo công nghệ thủ công truyền thống!”. Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất khẩu muối ăn cao cấp sang thị trường Hoa Kỳ mỗi năm 800 tấn.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn - Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty Muối Việt Nam (Visalco), người tiêu dùng Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU rất ưa chuộng muối phơi cát Miền Bắc được sản xuất tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ lâu, họ đã nhập khẩu số lượng lớn về tiêu dùng thực phẩm trong nước cho dù hàng năm nước họ có thể sản xuất ra hàng triệu tấn muối các loại.
Nhập muối công nghiệp về làm muối ăn
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp làm công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ luôn tìm cách nhập khẩu muối biển sạch tự nhiên từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong việc ăn, nêm, chế biến thực phẩm thì một số công ty trong nước lại nhập muối công nghiệp có nguồn gốc khai thác từ muối mỏ, hồ nước mặn với giá rẻ về làm muối ăn cung ứng ra thị trường.
Theo PGS.TS. Phan Tam Đồng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng giám đốc Công ty Muối Việt nam, việc nhập khẩu muối nếu quản lý không chặt chẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất muối trong nước.
Thực tế, trong các năm qua, ngành Hải quan đã phát hiện
một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhập khẩu nguyên
liệu đầu vào sản xuất để nhập khẩu muối công nghiệp, nhưng sau đó lại
bán trở lại thị trường làm muối ăn, chế biến thực phẩm
Thêm đó là nhận định của kỹ sư Nguyễn Đình Bình: “Những
hạt muối trắng tinh, khô giòn với độ tinh khiết cao 99% không đem lại
lợi ích mà còn có thể mang lại bệnh tật vì khi đưa chúng vào cơ thể sẽ
làm mất cân bằng khoáng chất. Các nguyên tố khoáng rất cần thiết cho cơ
thể song nếu dùng nó một cách đơn phương riêng rẽ có thể phản tác dụng,
chẳng hạn đối người bị huyết áp cao mà ăn mặn, ăn nhiều nguyên tố Natri
có thể gây nguy hiểm”.
Chọn dùng sản phẩm muối trong nước để góp phần ủng hộ diêm dân
Một
trong những địa chỉ tin cậy cung ứng muối thực phẩm là Công ty Muối Việt
Nam, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
Với những sản phẩm muối chất lượng cao mang thương hiệu “VNF1 – Công ty
muối Việt Nam” được sản xuất trên công nghệ sạch đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Muối có vị mặn dịu, xốp, dễ tan, dễ hấp thu, cân bằng vi
khoáng, tốt cho nhu cầu ăn uống, chế biến thực phẩm và các nhu cầu
khác.
Ông
Trần Xuân Chính - Giám đốc Công ty muối Việt Nam - khẳng định: “Để đánh
thức một tiềm năng, công ty sẽ thực hiện liên kết với diêm dân, sản
xuất muối sạch, bao tiêu sản phẩm, nâng cao đời sống người sản xuất, góp
phần xây dựng nông thôn mới vùng sản xuất muối”.
|
Lan Hương
No comments:
Post a Comment