3 ngày trước khi Tổng thống Obama đặt chân đến Hà Nội, chính quyền Việt Nam đã phải trả tự do trước thời hạn án tù giam cho linh mục Nguyễn Văn Lý – một nhà đấu tranh Công giáo kiên cường và là người từng được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình
Hình ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trước tòa đã lan truyền khắp thế giới.
Nhưng như vậy vẫn là quá ít!
Linh mục Nguyễn Văn lý đã chỉ được trả tự do trước khi kết thúc án tù giam 8 năm của ông có khoảng 3 tháng. Dĩ nhiên nếu không muốn, ông hoàn toàn có thể “ở” thêm 3 tháng ấy mà không băn khoăn gì. Ví như câu thơ bất khuất của Dân oan Trần Thị Hài “Chín tháng tù như một giấc ngủ trưa”, khoảng thời gian 3 tháng trong tù đày đối với những tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý chẳng là gì cả.
Rõ là chính quyền Việt Nam đã tính toán phương châm “thả quân già yếu” đối với một người tù chính trị đã bảy chục tuổi và bệnh nặng như Linh mục Lý. Còn với những người trẻ tuổi hơn như hai nhà hoạt động công đoàn độc lập Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, chính quyền không dễ gì thả họ ra mà không mang nặng tính mặc cả với Hoa Kỳ.
Tương tự, việc tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức không những không chịu để bị chính quền Việt Nam tống xuất sang Mỹ mà còn khẳng khái tuyệt thực cho đến chết, đã đẩy nhà cầm quyền vào thế bí. Những con bài tù nhân chính trị dùng dể trao đoổi với Mỹ cứ vơi dần…
Vào lần này, nếu nhà cầm quyền chỉ bắt buộc trả tự do cho một trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý, vẫn chưa có gì chứng minh thái độ “thành tâm chính trị” của họ ngay trước chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ.
Chắc chắn thái độ và cách cư xử trên của chính quyền Việt Nam sẽ tác động một cách tiêu cực đáng kể đến lợi ích “được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương” của chính quyền này. Cho tới sát thời điểm chuyến đi Việt Nam của Tổng thống Mỹ, nhiều tin tức cho biết Quốc hội và Bộ Ngoại giao Mỹ đã khẳng định nhân quyển là ưu tiên hàng đầu của Obama, chứ không phải là vấn đề Biển Đông. Mà nếu vậy thì với khả năng lạc quan nhất, Tổng thống Mỹ chỉ có thể gỡ bỏ thêm một phần nhỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Còn nếu Việt Nam muốn lệnh cấm này được gỡ bỏ toàn bộ vào cuối năm nay hoặc sang năm 2017 thì sẽ bắt buộc phải tuân thủ hàng loạt kiện về cải thiện nhân quyền. Những điều kiện nhân quyền này cũng gắn bó mật thiết với triển vọng Việt Nam có thể được tham gia vào TPP hay sẽ bị loại ra.
Cần nhắc lại, Cuba đã tống xuất đến 7 tù nhân chính trị của nước này sang Mỹ trước chuyến đến La Habana của Tổng thống Obama một tuần lễ, cho dù thời điểm bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ có độ trễ so với Việt Nam là gần hai chục năm.
Nếu nhìn trên quan điểm tiến bộ nhân quyền từ sức ép của cộng đồng quốc tế, người Việt hải ngoại và cộng đồng đấu tranh trong nước, năm 2016 đã có một bước tiến nhỏ so với năm 2013 và năm 2015.
Vào năm 2013, trước chuyến đi của Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – đến Washington để gặp Obama, Việt Nam đã không thả bất kỳ ai. Thậm chí ngay trước đó còn bắt một loạt 3 blogger là Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất và Đinh Nhật Uy.
Trước cuộc gặp Nguyễn Phú Trọng – Obama tại Washington và tháng 7/2015, Việt Nam cũng không chịu trả tự do cho bất cứ tù nhân lương tâm nào.
Nhưng vào tháng 5/2016, lần đầu tiên công an Việt Nam đã phải “thả sớm” hai nhà hoạt động môi trường là Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn sau 3-4 ngày tạm giữ, mặc dù công an rất muốn trả đũa phong trào dân chủ bằng cách đưa hai người này ra truy tố trước tòa án.
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment