Vào năm 2015, Tổng thanh tra chính phủ khi đó là ông Huỳnh Phong Tranh đã có một kết luận nổi tiếng trong bản báo cáo của Thanh tra chính phủ “Tham nhũng vẫn ổn định”. Triết lý này xem ra hoàn toàn không khác với tình trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam.
Sau 11 tháng của năm 2016, điểm nổi bật của ngân sách là đã bội chi đến 176 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 7.5 tỷ USD.
Bội chi ngân sách càng nổi bật hơn, trong bối cảnh một số nguồn thu quan trọng từ dầu thô và xuất nhập khẩu giảm đều và giảm mạnh, chắc chắn không đạt kỳ vọng như “quyết tâm chính trị” của đảng và quốc hội nêu ra vào đầu năm 2016.
Xem ra, thói tiêu hoang của giới quan chức Việt Nam vẫn chưa có điểm dừng, cho dù ngân sách chưa bao giờ gần với triển vọng cạn kiệt và vỡ nợ như lúc này.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao trong mấy năm gần đây. Thống kê cho thấy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam từ 2013 – 2016 lần lượt là 6.6%; 6.3%; 6,1%. Ứớc tính (theo dự toán) 5.5% năm 2015, bất chấp không ít lần thủ tướng Việt Nam (vào thời gian đó là Nguyễn Tấn Dũng) hô hào “quyết tâm” giảm mức bội chi về dưới 5% GDP, cùng lúc một số bộ ngành liên quan được chỉ đạo “báo cáo láo” về tỷ lệ bội chi chỉ khoảng 4% GDP, nhưng sau đó lại phải “điều chỉnh” lên đến hơn 6% GDP.
Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy nước nào vướng vào nạn bội chi ngân sách liên tục trong một tài khóa, thì đều dễ rơi vào tình cảnh vỡ nợ quốc gia.
Ngân sách Việt Nam đang rất có triển vọng vỡ nợ như thế, bất chấp việc trong một cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng bí thư Trọng vẫn hô hào ‘’Triển vọng phát triển còn tốt lắm!” (ý cho rằng Việt Nam vẫn còn đến 17 hiệp định thương mại song phương với các quốc gia (FTA) cho dù không có TPP).
Thế nhưng sự trớ trêu là cho tới giờ, chưa có bất cứ hiệp định thương mại song phương nào được triển khai cơ bản. Thậm chí chỉ mới bắt đầu hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc, giới doanh nghiệp Việt Nam đã phải la làng. Bởi trong khi hàng Việt xuất đi Hàn ít, thì hàng Hàn nhập vào Việt Nam lại tăng và còn được miễn giảm thuế.
Vỡ nợ ngân sách lại liên đới rất mật thiết đến chân đứng chính trị của chế độ. Sau biến cố quan chức thảm sát nhau ở tỉnh Yên Bái, không ai dám cam đoan rằng cá nhân mình sẽ an toàn. Đó cũng là một nguyên do chính khiến làn sóng quan chức Việt “tị nạn kinh tế” ở nước ngoài gia tăng đột biến.
Chỉ riêng trong năm 2015, đã có đến 19 tỷ USD “biến” khỏi Việt Nam.
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment