Chưa quốc gia nào cho phép làm dòng sông biên giới nối nhau, vì đó là vấn đề an ninh quốc phòng. Họ làm cái việc nhập dòng nước thành chung...
Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Theo dõi Vietnamnet mấy hôm nay, thấy bọn chúng râm ran bàn về dự án Tỷ đô, lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm, vì gì chứ dự án tỷ đô thì Việt Nam nhiều như rác. Nhưng nó lại cứ đập vào mắt tôi, kìa “Dự án tỷ đô dọc sông Hồng được đồng thuận khá cao”, ồ không hiểu bọn này làm gì trên sông Hồng đây? Mới đây thôi, đồng bằng sông Cửu Long đã điêu đứng vì xâm nhập mặn do hạn hán gây ra, mà hạn hán cũng lại bởi trò con người trên dòng Cửu Long, vì vậy mà tôi chợt thấy cần quan tâm, biết đâu 1 vài năm nữa, đồng bằng sông Hồng cũng điêu đứng vì xâm nhập mặn do hạn hán gây ra?
Tìm hiểu thì tôi được biết, té ra không phải chúng xây thủy điện mà là chúng làm đường giao thông, được nói là để phục vụ hàng hóa từ Mẫu Quốc sang cung cấp cho bà con nhược Quốc.
“Trả lởi câu hỏi của báo chí về dự án giao thông tỷ đô dọc sông Hồng, ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: Hiện chưa có dự án thủy điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch của Bộ Công thương. Tại cuộc họp báo của Bộ Công thương chiều nay, ông Đỗ Đức Quân cho biết, dự án này không phải dự án thủy điện mà là dự án giao thông xuyên Á. Khi thực hiện dự án này sẽ làm một số đập, ô thuyền dâng nước để đi lại. “Khi làm đập, ô tàu dâng nước lên cho tàu bè đi đến Lào Cai, người ta tận dụng kết hợp làm thủy điện. Tôi khẳng định đây là dự án giao thông, không phải dự án thủy điện”, ông Quân nói.
Ông nhấn mạnh, để trả lời về sự cần thiết và dự án này có phải là siêu dự án hay không thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT chứ không phải Bộ Công thương.
Ông cũng cho biết, khi dự án này thực hiện tận dụng làm thêm thủy điện thì khả năng phát điện cũng chỉ khoảng 200MW, không đáng kể nên chỉ là thủy điện nhỏ.” (Đây là dự án giao thông, không phải thủy điện sông Hồng).
Thật là hết lòng với Mẫu Quốc, bọn chúng sẵn sàng đi vay của Quốc tế (sau này con cháu Việt Nam phải trả) để về chi ra hàng Tỷ USD để phục vụ chuyên chở cho Mẫu Quốc, chứ Việt Nam thì chẳng được hưởng lợi là bao nhiêu:
“Người ta dự định sẽ xây các đập để làm dâng mực nước. Sử dụng chiều cao chênh lệch của các cột nước để lắp tua-bin vào. Do cột nước thấp nên công suất thủy điện của nó rất bé. Tổng công suất của 6 đập này chỉ đạt 200MW, tương đương không phẩy mấy % tổng điện năng hiện tại, cột nước càng thấp công suất lắp đặt càng nhỏ.
Mỗi cái trung bình chỉ khoảng 30-40MW, không có ý nghĩa gì về việc góp phần nâng cao lượng điện hiện nay, cho nên giá trị kinh tế về thủy điện không có ý nghĩa gì.
Về giao thông, dự án triển khai từ Việt Trì đến Lào Cai. Đây không phải là vùng sản xuất tập trung, do đó, lượng hàng hóa từ Việt Trì đưa lên Lào Cai chưa biết sẽ là gì. Cần đưa ra các con số cụ thể về tổng lưu lượng hàng hóa vận chuyển, tổng số lượng tàu bè, phương tiện có thể vận chuyển… thì hãy nói tới giá trị giao thông đường thủy… Cho nên, giá trị về vận tải cũng chưa thể nói được, từ đó tính toán xem hiệu quả kinh tế của dự án mang lại là bao nhiêu.
Đưa 1 tỷ USD để đầu tư được 200MW điện và một hệ thống giao thông thủy chung chung, chưa được cụ thể hóa. Tham vọng có thể lớn nhưng những con số để đưa ra chắc chắn thì chưa có.” (Không có quy hoạch thủy điện trên sông Hồng)
Trong khi đó: Lợi cho Trung Quốc rất rõ!
“Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh:
Lợi cho Trung Quốc rất rõ
Cần thận trọng với dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng vì dự án quá tham vọng và có rất nhiều rủi ro đối với nền kinh tế, với môi trường và đời sống người dân.
Đặc biệt, cần làm rõ việc ngăn lại thành các đập trên sông Hồng sẽ ảnh hưởng đến sinh thái và nguồn nước trồng lúa cho đồng bằng Bắc Bộ.
Theo đó, phải lập Hội đồng độc lập nhà nước và lấy ý kiến của cơ quan tư vấn quốc tế về tác động của dự án chứ không thể đưa ra đánh giá tác động sơ sài rồi để dự án thực hiện.
Trong khi, nếu dự án được triển khai, cái lợi cho Trung Quốc có thể thấy rất rõ vì nó khai thông đường thủy từ Vân Nam (Trung Quốc) đến cảng Hải Phòng, khi đó xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng lên, chúng ta lại nhập siêu nhiều hơn và sẽ trở thành người làm thuê cho Trung Quốc.” (Lòng sông Hồng sẽ sụt, ngập lụt diện rộng nếu thêm đập), “Nhân đây cũng xin những cơ quan “thẩm định” dự án hãy xem cái âu thuyền (dạng khô) trên thủy điện Thác Bà hoạt động như thế nào trong hơn nửa thế kỷ qua? Dự án này chỉ thuận lợi về giao thông thủy cho hàng hóa từ các tỉnh của Trung Quốc ra Biển Đông của Việt Nam.”(http://vspell.com/%22s%C3%A2u/)
Nhưng có lẽ nguy hiểm hơn cả, và là mục đích tối cao của việc Việt Nam chi ra hàng Tỷ USD là việc: Thông đường sông với Mẫu Quốc, mà
“Sông Hồng là huyết mạch của ĐBSH. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có mấy chục con sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Lưu lượng nước của sông Hồng dùng để nuôi vùng đồng bằng, từ nước sinh hoạt, nước trồng lúa, nước cho môi trường, cho công nghiệp…
Dự án này đánh đổi giao thông thủy thay thế tất cả các mục tiêu kia. Sông Hồng không còn là huyết mạch của ĐBSH nữa.
Sông Hồng là tài sản quốc gia, chắc chắn Nhà nước phải xem xét kỹ nếu đánh đổi cả nguồn nước cho giao thông thủy, mà giao thông thủy này chỉ phục vụ cho giao thông Trung Quốc với Việt Nam chứ không phải nội địa.
Chưa quốc gia nào cho phép làm dòng sông biên giới nối nhau, vì đó là vấn đề an ninh quốc phòng. Họ làm cái việc nhập dòng nước thành chung, tôi tin...” (Chưa quốc gia nào cho nối sông biên giới)
Vậy đó, có lẽ khi thông đường sông thì lúc đó là thời điểm chúng thực hiện xong hiệp ước Thành Đô!
Viết từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment