Sunday, May 8, 2016

Cá chết hàng loạt - Việt Nam đang đối mặt một cuộc chiến sinh hóa ?

Thanh Tâm-05-08-2016

Vụ biển miền Trung nhiễm độc dẫn đến cá biển từ đáy tới mặt chết trắng bờ, hàng chục người phải nhập viện cấp cứu vì ăn cá nhiễm độc. Hậu quả thiệt hại về kinh tế chưa có bất cứ một phép tính nào thống kê được. Trong khi các tranh cãi về nguyên nhân nhiễm độc chưa được xác minh bởi thái độ lạ lùng của các cơ quan công quyền, cơ quan chức năng nhà nước Việt Nam thì ít ai biết con cá Việt Nam không chỉ chết trên biển mà chết cả ở trên sông.


Bạn chỉ cần gõ từ khóa “cá lồng bè chết hàng loạt” trên Google để tìm kiếm riêng nội dung này, bạn sẽ thấy video thì có tới 4.010 kết quả chỉ trong 0,52 giây (!) Danh sách các video cá chết hàng loạt kéo dài tưởng chừng như vô tận, trong đó rất nhiều là clip phóng sự từ các nhà đài truyền hình chính thống nhà nước, các clip do dân tự quay upload rất ít. Điều này chỉ ra rằng: Hiện tượng cá chết bất thường - đều kèm lời bình là “đang nghiên cứu, chưa có kết luận..”- đã được nhà nước VN biết từ khá lâu và trải rộng khắp đất nước Việt Nam.


Nếu tỉ mỉ hơn, khi chú ý tới các địa danh mà các video clip này phản ánh, người ta dễ ràng nhận ra một số điểm trùng hợp khác: tất cả đều xảy ra ở các dòng sông lớn, những nơi có các công trình lớn do Trung Quốc đầu tư trên thượng nguồn hoặc gần với các công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công. Những nơi mà người Trung Quốc bao gồm cả lao động chui và lao động chính thức tập trung với số lượng lớn. Điều này dễ nhận ra khi chú ý riêng khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, có rất nhiều nơi các con sông nhỏ, sông nhánh nằm cách xa các vị trí có người Trung Quốc hay công trình mang tên Trung Quốc, cho dù sát ngay các khu công nghiệp đang hoạt động vẫn không thấy có hiện tượng này.

Nói như vậy, xin mọi người đừng vội kết luận rằng người viết đang có chủ ý dẫn dắt để qui trách nhiệm cho ai đó theo kiểu thuyết âm mưu. Nhưng nếu lấy một tấm bản đồ sông ngòi Việt Nam trải ra trước mặt, chịu khó đánh dấu các địa điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và các vị trí công trình hoặc nơi có nhiều công nhân Trung Quốc tập trung số lượng lớn, có thể bạn sẽ có ấn tượng với nhiều nghi vấn không dễ để trả lời.

Có nên tìm câu trả lời cho giả thuyết về một cuộc chiến sinh hóa?

Vũ khí sinh hóa vốn từng một thời là công cụ chiến tranh đủ mạnh để có thể răn đe không thua kém gì vũ khí hạt nhân ngày nay bởi sức tàn phá và sự nguy hiểm khôn lường của nó. Nhân loại từng phải trả giá tàn khốc khi nó được áp dụng trên một số chiến trường, dẫn đến Liên Hiệp Quốc cho ra đời Công ước cấm vũ khí sinh hóa ( Công ước Hague 1899). Tuy nhiên, cũng như các loại vũ khí nguy hiểm khác, người ta vẫn phải thừa nhận một sự thật là vũ khí sinh hóa luôn tồn tại một cách bí mật ở nhiều nơi, nhiều quốc gia.

Quay lại bối cảnh môi trường nhiễm độc ở Việt Nam. Nghi vấn biển miền Trung bị nhiễm độc do chất thải được xả ra từ Khu công nghiệp Hưng Nghiệp – Formosa (Hà Tĩnh) ngày càng được củng cố với các dấu vết đang được phanh phui dần. Nếu liên tưởng tới thông tin ngư dân Philippine trên Đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) phát hiện tàu Trung Quốc đổ chất độc xuống biển gây chết cá xung quanh đảo vào tháng 4/2016 vừa qua với hiện tượng tàu Trung Quốc gần đây áp sát đến gần bờ biển Việt Nam trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của chính quyền Trung Quốc. Tới đây, người viết tin rằng bất cứ ai cũng không dễ loại bỏ một nghi vấn khác rằng môi trường biển Việt Nam bị nhiễm độc là hậu quả từ một thủ đoạn tàn độc hòng đẩy Việt Nam vào thế kiệt quệ cả về kinh tế lẫn con người trong một cuộc chiến sử dụng vũ khí sinh hóa.

Ra tay tàn bạo và thâm độc thì người dân Việt Nam và cả thế giới không ai không nghĩ: chẳng có nơi nào hơn là Trung Quốc. Điều này dẫn đến giả thuyết Việt Nam đang hứng chịu một cuộc tấn công sinh hóa từ Trung Quốc tuy chưa có cơ sở rõ ràng để kết luận. Nhưng có điều gì Trung Quốc không dám làm khi mà cơn say của tư tưởng bành trướng đang vào lúc cao trào nhất trong vòng vài trăm năm trở lại đây? 

Một lần nữa, bạn hãy mở tấm bản đồ sông ngòi Việt Nam, khoanh đỏ những điểm có hiện tượng cá chết hàng loạt và tô vàng vùng hạ lưu có khả năng ảnh hưởng xuôi theo các con sông. Bạn sẽ thấy Việt Nam có khoảng 80% diện tích chìm trong cái màu vàng chết chóc mà bạn vừa khoanh ra.

Hơn lúc nào hết, mỗi người dân Việt Nam muốn được tự định đoạt sinh mạng của mình, muốn bảo vệ đất nước.. thì hãy bắt tay vào bằng những hành động cụ thể để các giả thuyết được minh bạch, rõ ràng thay vì những suy đoán chủ quan.

Thiết nghĩ, những vụ người Trung Quốc thả cua đá, thả trứng bướm, thả rắn trong năm 2014-20115 và hàng loại các nguy hại từ các sản phẩm đủ loại từ Trung Quốc cũng là những dữ liệu để xem xét một cách nghiêm túc trong một kịch bản đầy oan nghiệt.

Theo VNTB

No comments:

Post a Comment