Sunday, May 29, 2016

Mỹ - Việt Nam 'vượt qua nghi kị'

Theo BBC-8 giờ trước

Image copyrightGETTY
Image captionTrong chuyến đi đến Việt Nam, ông Obama cũng nhiều lần nhắc đến việc hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam “tăng gấp đôi”, Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam (VVAF) nói, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Việt được tuyên bố “bình thường hóa hoàn toàn”.
“Cụ thể đến 2015 có sự cam kết hỗ trợ tài chính của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam, nâng gấp đôi gói viện trợ của Hoa Kỳ với Việt Nam về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.
"Và tiến độ cũng nhanh hơn, nhiều hơn và toàn diện hơn,” bà Thảo Griffiths, nói với BBC Tiếng Việt khi được vấn ý trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam
Nhưng bà Thảo cũng thừa nhận:
“Sự hỗ trợ vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của người dân ở địa phương, và sự ô nhiễm khủng khiếp còn sót lại ở Việt Nam sau chiến tranh.”
Hiện nay nhiều địa phương tại Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều bom, mìn, vật liệu nổ chưa được dọn sạch và trở thành nguy cơ với người dân sinh sống xung quanh.
Giữa tháng 5/2016, ông Ngô Thiện Khiết, đội trưởng đội khảo sát bom chùm thuộc dự án rà phá bom mìn Renew tại Quảng Trị đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại Thôn Cổ Lũy, xã Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị. Ông Khiết là một chuyên gia rà phá bom mìn của dự án RENEW - chuyên về phá bom mìn và hạn chế thương vong từ vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh.
Bình luận về sự việc này, bà Thảo Griffiths nói:
"Đến nay ở những nước bị ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, thứ Hai, người ta vẫn đang phải đương đầu với những quả bom còn sót lại từ cách đây 70 - 100 năm.
"Thế mà trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam từ 1964 - 1975, thời gian mà chúng tôi có dữ liệu phân tích từ Hoa Kỳ về số bom đã ném ở Việt Nam, thì số lượng này lớn hơn số lượng bom mìn được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
"Mà Việt Nam là nước có diện tích rất nhỏ ven biển Thái Bình Dương, nên mức độ ô nhiễm rất khủng khiếp,” bà Thảo mô tả mức độ ô nhiễm mà Việt Nam vẫn còn phải hứng chịu cũng như áp lực mà những tổ chức rà phá bom mìn phải đối mặt ở Việt Nam, ngay cả với sự mất mát đáng tiếc mà họ phải chịu.

Vượt qua "nghi kị"

Image copyrightGETTY
Image captionRà phá bom mìn còn xót lại là công việc nguy hiểm trên các khu vực bị ô nhiễm bom mìn tại Việt Nam
Số tiền Hoa Kỳ viện trợ cho việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ, hậu quả chiến tranh được cho là “tăng gấp đôi”, và dự án tẩy độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng “đã có kết quả” và chuẩn bị được thực hiện tiếp tại sân bay Biên Hòa.
Bà Thảo Griffiths nhận định khắc phục hậu quả chiến tranh luôn là “cột mốc rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ được đánh dấu bởi những chuyến thăm của tổng thống” từ thời ông Bill Clinton, đến Tổng thống George Bush và gần đây là Tổng thống Barack Obama, gồm cả việc rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả dioxin và tìm kiếm binh lính, công dân mất tích ở cả hai bên.
“Ngoài hợp tác người Mỹ mất tích, thì hai bên cũng đã bắt đầu chương trình tiềm kiếm công dân Việt Nam mất tích. Để khởi động được chương trình này cũng gặp nhiều trở ngại, nhiều nghi kị phản đối của cả hai bên,” bà Thảo mô tả.
“Nhưng cũng đã có rất nhiều tiến bộ, và sự mất tích người thân của chúng ta rất lớn, có thể lên tới vài trăm nghìn người mà ta chưa tìm được tung tích. ”
Tuy nhiên, “sự nghi kị” mà bà Thảo nói đến dường như là một rào cản mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam buộc phải vượt qua để tiến tới khắc phục toàn diện hậu quả chiến tranh.
“Với Hoa Kỳ thì tìm kiếm công dân Việt Nam mất tích là một chương trình hoàn toàn nhân đạo và không có sự phân biệt về chính trị. Thế nhưng ở Việt Nam vẫn còn nhìn nhận vấn đề này chưa gần với phía Mỹ, mà chúng ta vẫn vẫn tìm kiếm quân nhân, chỉ áp dụng chủ yếu với quân nhân nghĩa là những người miền Bắc Việt Nam thôi, và vì thế hai bên cần phải tiếp cận thế nào để hòa hợp được cả bi kịch của hai bên.
“Vết thương tuy đã lành đi phần nhiều. Sự hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt nước ngoài là khó hơn. Đây là câu chuyện rất con người. Sự hòa giải giữa mình với anh hàng xóm có khi còn dễ hơn giữa hai anh em trong nhà với nhau. Cái này tôi cứ áp dụng từ trong nhà mà ra. Khi mà chúng ta là người trong nhà, chúng ta biết rất nhiều ngõ ngách, tình cảm, còn rất nhiều điểm khó chưa làm được.”
“Còn với người ngoài, đặc biệt là chuyện giữa hai quốc gia đều là quan hệ chính thức, được chi phối bởi những quy tắc quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, việc hòa giải giữa những quốc gia sẽ dễ hơn,” bà Thảo Griffiths nói với BBC.

No comments:

Post a Comment