Sunday, May 29, 2016

Cần Thơ đánh giá cao trợ giúp của Mỹ về ứng phó biến đổi khí hậu

Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Các nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến khi ông thăm Việt Nam mới đây. Từ lâu, Mỹ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ. Viện đã có nhiều chương trình hiệu quả.

Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.

Các số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường của Cần Thơ cho thấy nhiệt độ không khí trung bình trong một năm của thành phố từ năm 1978 đến 2012 có xu hướng tăng khoảng 0,7-0,8 oC, với mức nhiệt trung bình khoảng 27,3oC.
Bên cạnh đó lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố giảm khoảng 200 mm. Từ năm 2010 đến nay, lượng mưa dao động từ 1200 đến 1500 mm. Đi kèm với lượng mưa giảm là hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.

Trước đây, Cần Thơ hầu như không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do cách biển hơn 65 km. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn nước sông của thành phố. Đặc biệt trong đầu năm nay, nạn hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là việc không phải một mình thành phố Cần Thơ có thể làm được, thậm chí, ở tầm quốc gia, một mình Việt Nam cũng không thể làm được. Đồng thời, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một vùng hay một quốc gia, mà có tác động toàn cầu. Chính vì vậy, Mỹ đã sớm có hợp tác với Việt Nam trong theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này.

Cách đây 8 năm, Mỹ và Việt Nam đã lập dự án mang tên Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan sát Toàn cầu, viết tắt là DRAGON. Tiếp đến, dự án đã lập ra Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, đặt tại trường Đại học Cần Thơ.

"Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL."Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung nói.

Về hoạt động của viện, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung, Phó Viện trưởng, cho VOA biết: “Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL. Chúng tôi tổ chức được những dự án. Thí dụ, đối với Mỹ họ cử người qua đây hướng dẫn, tập huấn cho chúng tôi, nâng cao năng lực trong vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán vấn đề thay đổi điều kiện đất, điều kiện nước, thì cũng rất là hữu dụng. Rồi những dự án quan trắc, đánh giá về thay đổi các loài cá ở trên sông Mekong. Rồi họ tổ chức một đoàn đi đánh giá về các thay đổi về phù sa trong nước”.

Vị Phó viện trưởng cho biết thêm sự hợp tác của trường Đại học Cần Thơ với Mỹ về môi trường đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, nhất là các nhóm nghiên cứu về đất ngập nước.
Ông Trung đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Mỹ: “Tài trợ về mặt kinh phí thì không có nhiều. Nhưng mà cái quan trọng là những cái hỗ trợ về kỹ thuật. Ở đây, ở Việt Nam, những nhà khoa học luôn luôn đón chào các nhà khoa học Mỹ đến để xây dựng các kế hoạch để mà hợp tác. Thực ra ở đây chúng tôi rất là hiểu cái đặc điểm của vùng này. Mà bên Mỹ thì các nhà khoa học có các phương pháp nghiên cứu mới, có các cái công cụ như ảnh vệ tinh hay mô hình toán như thế nào để phân tích rất là tốt. Có những phần phân tích đánh giá sâu, có những góc nhìn khác mà nhiều khi chủ quan chúng tôi không thấy được, thì các nhà khoa học các nước khác nhau, đặc biệt là Mỹ, họ có thể giúp được rất tốt”.

Tuy nhiên, Phó giáo sư Tiến sỹ Trung chỉ ra rằng hiện nay hợp tác trong khuôn khổ của viện ông với Mỹ vẫn là các chương trình nhỏ. Theo ông, về lâu dài các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ cần có những kế hoạch lớn hơn.

Ông nói: “Tôi nghĩ nếu mà được, mình cần có chương trình hợp tác dài hơi, thí dụ trong giai đoạn 5 năm, 10 năm”.

Ông Trung lý giải rằng Mỹ mới dành một phần nhỏ kinh phí cho việc nghiên cứu ở Việt Nam vì Mỹ thấy tầm quan trọng của các vấn đề ở thượng nguồn sông Mekong và đến nay đã ưu tiên khu vực đó hơn.
"Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên."-Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung
Ông nói: “Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên”.

Sự biến đổi khí hậu ở ĐBSCL gắn liền với các hoạt động khai thác sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua nhiều nước khác trước khi đến Việt Nam. Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng cần có cách tiếp cận xuyên biên giới về ứng phó với biến đổi khí hậu ở cả lưu vực sông chứ không chỉ ở từng nước riêng rẽ.

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Nguyễn Hiếu Trung cho rằng các nước ven sông Mekong cần đi đến ký kết một hiệp ước về khai thác con sông với những cam kết về lượng nước sông mà từng nước có thể khai thác cũng như bảo đảm chất lượng nước của sông.

Việt Nam là nước cuối nguồn nên khả năng kiểm soát, tác động lên con sông không nhiều. Tuy nhiên, nếu các nước thượng nguồn khai thác sông Mekong tới mức ĐBSCL bị thiệt hại nặng thì Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất mà những mất mát của Việt Nam sẽ có tác động ở tầm quốc tế.

 Phó Giáo sư Tiến sỹ Trung phân tích thêm: “Nếu con sông này nó không sống khỏe mạnh thì mình có làm gì đi nữa thì đồng bằng của mình cũng không thể nào tồn tại được. Mà cái đồng bằng của mình thì xuất khẩu tới 20% cái thị trường gạo của quốc tế, của thế giới. Nếu ĐBSCL có vấn đề gì thì ta thấy là cái thiệt hại này không chỉ cho riêng ĐBSCL mà cho cả các nước mà sử dụng gạo trên thế giới và trong đó có rất nhiều nước nghèo. Thì cái tác động là toàn cầu chứ không phải riêng ĐBSCL”.

Chung quan điểm với nhiều chính khách và các nhà khoa học quốc tế khác, vị Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu nhấn mạnh sông Mekong không chỉ của riêng các nước trong khu vực mà là con sông của cả thế giới, cộng đồng quốc tế cần hành động cùng nhau để bảo vệ.
Các nước đã có kinh nghiệm quản lý các con sông xuyên biên giới như Mỹ, Canada, một số nước châu Âu có thể chia sẻ nhiều điều hữu ích cho Việt Nam và các nước ven sông Mekong.

No comments:

Post a Comment