Saturday, August 30, 2014

PICS:Trung Quốc khiếp sợ “Hung thần tàu ngầm” P-8A Poseidon Mỹ

(Baodatviet) - Với khả năng phát hiện tàu ngầm siêu việt, vũ khí săn ngầm mạnh mẽ, P-8A Poseidon của Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của lực lượng tàu ngầm TQ.
Trung Quốc sợ lộ bí mật căn cứ tàu ngầm Tam Á?
Hồi tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc đã áp sát máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ, khi nó đang tuần tiễu trong không phận quốc tế trên biển Đông.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, chiếc J-11BH Trung Quốc đã áp sát chiếc P-8A của hải quân Mỹ ở khoảng cách hết sức nguy hiểm, chỉ khoảng 15 mét, có lúc chỉ còn vẻn vẹn 6m. Cự ly này bị coi là cực kỳ nguy hiểm đối với an toàn bay, có thể gây ra những va chạm ngoài ý muốn dẫn đến thảm họa hàng không.
Chiếc tiêm kích này còn bay vòng quanh chiếc P-8A, lật nghiêng khoe vũ khí, thậm chí còn thực hiện một cú nhào lộn ngay trên đầu chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm, động thái được xem như đe dọa đối phương. Tuy nhiên, đội bay trên chiếc P-8A của Mỹ vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Trong một bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, một chuyên gia quân sự giấu tên nhận định, khả năng rất cao là máy bay Mỹ đã thả phao định vị thủy âm. Những thiết bị này được sử dụng với mục đích thu nhận tín hiệu có liên quan đến tàu ngầm như tiếng động của động cơ hoặc chân vịt.
Trong trường hợp này, có thể các tàu ngầm Trung Quốc phát hiện mối đe dọa và gọi không quân đến xua đuổi - chuyên gia này cho biết. Ông ta cũng xác nhận rằng, đối với quân đội Trung Quốc, hoạt động thả phao thủy âm là sự đả kích nghiêm trọng đối với lực lượng tác chiến ngầm nước này.
P-8A Poseidon có tính năng vượt trội “người tiền nhiệm” P-3C Orion
P-8A Poseidon có tính năng vượt trội “người tiền nhiệm” P-3C Orion
Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm ở vịnh Á Long - Tam Á trên đảo Hải Nam. Căn cứ tàu ngầm trong vịnh Á Long, hướng ra biển Đông này có thể chứa được cả tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm thông thường. Vì vậy, mọi động thái liên quan đến tàu ngầm ở khu vực này đều là lĩnh vực có độ bảo mật cao nhất.
Sự xuất hiện của các máy bay do thám thông thường của Mỹ ở khu vực biển Đông đã là dấu hiệu đáng quan ngại với Trung Quốc chứ đừng nói là loại máy bay tuần tiễu chống ngầm hiện đại nhất, có tính năng vượt trội P-3C Orion là P-8A Poseidon. Vì vậy, hành động thăm dò tín hiệu tàu ngầm của nó sẽ làm cho Bắc Kinh hết sức quan ngại.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ phản đối tất cả các chuyến bay do thám điện tử của Mỹ cũng như hoạt động giám sát bằng tàu trên vùng trời, vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách. Trong khi đó Mỹ khẳng định hoạt động giám sát được thực hiện trên không phận, hải phận quốc tế, vì vậy không xâm phạm không phận Trung Quốc và không vi phạm luật pháp quốc tế hay.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Mỹ giăng lưới bắt tàu ngầm Trung Quốc
Chiếc P-8A bị Trung Quốc đe dọa thuộc phi đội 6 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm đầu tiên Mỹ triển khai tới châu Á-Thái Bình Dương, được triển khai tại căn cứ không quân Kadena ở Okinawa - Nhật Bản. Chúng sẽ hỗ trợ các hoạt động giám sát hàng hải và là một phần của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Với phạm vi hành trình tới 11.000km, P-8A có thể tuần tiễu tới khu vực biển Đông
Với phạm vi hành trình tới 11.000km, P-8A có thể tuần tiễu tới khu vực biển Đông
P-8 được triển khai vào tháng 12-2013, sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Cả Tokyo và Washington khẳng định họ không có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định của Trung Quốc trong khu vực này, trong khi Bắc Kinh đã đe dọa sử dụng vũ lực để duy trì quyền kiểm soát hầu hết biển Hoa Đông.
Như vậy là đã rõ, việc Mỹ triển khai máy bay trinh sát chống ngầm thế hệ mới nhất đến Nhật chẳng qua cũng chỉ là động thái nhằm vào Trung Quốc mà thôi. Hiện khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, chỉ có Bắc Kinh là có lực lượng tàu ngầm hùng hậu với hơn 70 chiếc.
Với tính năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm rất tốt cùng với khả năng tấn công đối ngầm, đối hải mạnh mẽ, không cần gần 100 chiếc P-3C Orion của Nhật, chỉ cần 6 chiếc P-8A Poseidon này cũng có thể khống chế hoàn toàn tàu ngầm Trung Quốc ra, vào biển Hoa Đông.
Việc nước này đang nỗ lực đẩy mạnh đóng thêm tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Type 094 (lớp Tấn) và nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới (Type 095), đồng thời mua sắm tàu ngầm AIP lớp Amur-1650 của Nga đang làm dấy lên mối quan ngại cho các nước trong khu vực. Và tất nhiên là chúng sẽ là mục tiêu “bắt chết” của lực lượng săn ngầm Mỹ. 
Động thái này của Mỹ cũng được coi là sự đáp trả mạnh mẽ đối với hành động cử máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong “Vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và hàng loạt vụ tàu ngầm Trung Quốc áp sát khu tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.
P-8A Poseidon có khả năng mang tới 5,5 tấn vũ khí, nhiều hơn cả các máy bay chiến đấu hạng nhẹ
P-8A Poseidon có khả năng mang tới 5,5 tấn vũ khí, nhiều hơn cả các máy bay chiến đấu hạng nhẹ
Việc triển khai các loại máy bay này làm cho các tàu ngầm của Trung Quốc không còn cảm giác an toàn trên vùng biển của chính mình. Đây chẳng qua cũng là mũi tên trúng 2 đích của Mỹ: vừa trấn an đồng minh, vừa phá hoại chiến lược “chống xâm nhập/khu vực cấm” (A2/AD) của Trung Quốc.
Hiện nay, P-8A Poseidon đã được xuất khẩu ra nước ngoài cho các đồng minh thân cận và khách hàng đầu tiên là Ấn Độ. Hải quân nước này đã ký hợp đồng đặt mua 8 chiếc thuộc phiên bản xuất khẩu của P-8A là P-8I Neptune, hiện Mỹ đã bàn giao cho hải quân nước này tới chiếc thứ 4.
Việc Mỹ bán máy bay tuần tiễu chống ngầm hết sức tiên tiến cho New Dehli cũng nhằm mục đích xây dựng mạng lưới giám sát tàu ngầm Trung Quốc trên cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngay khi nhận các máy bay này, Ấn Độ đã điều động chúng đến bảo vệ không phận và hải phận Ấn Độ trên biển Ấn Độ Dương.
P-8A xứng danh “Hung thần tàu ngầm Trung Quốc”
P-8A Poseidon là loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tuần tiễu chống ngầm.
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009, biên chế vào năm 2011. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A “Poseidon” tham gia chính là cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11-7 đến 2-8 tại Honolulu - Hawai.
P-8A có khả năng chống hạm mạnh mẽ với tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-8A có khả năng chống hạm mạnh mẽ với tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-8A có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phạm vi hành trình lớn, P-8A có thể quần thảo toàn bộ khu vực biển Hoa Đông, xa hơn nữa, nó còn có thể với tay tới tận khu vực biển Đông. Một chiếc P-8A xuất phát từ căn cứ Okinawa chỉ mất thời gian khoảng 20 phút là có thể tới tuần tiễu, săn lùng tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực eo biển Đài Loan.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8A được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8A là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km).
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8A bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển cực kỳ tiên tiến AN/APY-10 của hãng Raytheon.
Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Một chiếc P-8I trong biên chế lực lượng không quân của hải quân Ấn Độ
Một chiếc P-8I trong biên chế lực lượng không quân của hải quân Ấn Độ
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng…
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8A có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...
P-8A lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: các loại bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84E SLAM, khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8A là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m.
Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao. Một khi ngư lôi biến tốc Mk-54 đã phóng đi, tàu ngầm đối phương không thể chạy thoát được. Vì vậy, P-8A Poseidon được hải quân Mỹ ưu ái đặt cho biệt danh “Hung thần của tàu ngầm Trung Quốc”.
Thiên Nam

No comments:

Post a Comment