Saturday, August 30, 2014

PICS : 5 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ


Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit; tiêm kích tàng hình F-22 Raptor dẫn đầu danh sách máy bay đắt đỏ của Mỹ.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu chương trình nghiên cứu B-2 Spirit sau thất bại thảm hại của “pháo đài bay” bất khả xâm phạm B-52 trên bầu trời Việt Nam. Sở hữu công nghệ tàng hình tối tân và mang được nhiều loại bom, trong đó có cả bom hạt nhân, B-2 Spirit trở thành ngôi sao của Không quân Mỹ.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Kỹ thuật tàng hình tối ưu, thiết kế vật liệu chống phản hồi sóng radar cùng với lớp sơn hoàn hảo giúp chiếc máy bay gần như biến mất hoàn toàn trước những hệ thống phòng không dày đặc và tinh vi nhất thế giới. Chưa một chiếc B-2 nào bị bắn hạ trong chiến đấu nhưng sự cố nghiêm trọng khiến một trong 21 máy bay trị giá hơn 1 tỷ USD/chiếc bị phá hủy hoàn toàn. Giá thành quá cao khiến không quân Mỹ đặt mua B-2 Spirit với số lượng hạn chế.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là tiêm kích thế hệ thứ năm hiện đại nhất của Mỹ. Với khả năng tàng hình ưu việt, F-22 ra đời nhằm chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát. Tính tới thời điểm hiện tại, F-22 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới và Mỹ là quốc gia duy nhất sở hữu chúng.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
F-22 có chiều dài 18,9 m, sải cánh rộng 13,6 m, có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 25.000 kg. Hai động cơ phản lực đẩy giúp phi cơ di chuyển với vận tốc 2.400 km/h. Hệ thống giá treo vũ khí trong thân cho phép F-22 mang tên lửa đối không, đối đất, bom. Bốn giá treo dưới cánh giúp “Chim ăn thịt” mang thêm thùng nhiên liệu phụ hoặc vũ khí. Mỗi chiếc F-22 Raptor có giá khoảng 412 triệu USD.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Với chi phí 328 triệu USD, C17A Globemaster III là loại máy bay vận tải quân sự đa nhiệm đắt nhất của quân đội Mỹ. Nó ra đời nhằm mục đích vận tải chiến lược, chuyển quân tới vùng chiến sự, thực hiện sơ tán người và thả lính dù. Với bốn động cơ phản lực đẩy cực mạnh, mỗi động cơ có công suất tương đương máy bay chở khách Boeing 757, C17A Globemaster III có thể di chuyển với vận tốc 830 km/h.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Những chiếc C17A Globemaster III có khả năng chuyên chở tối đa 265.350 kg hàng hóa. Khoang chứa rộng cho phép nó vận tải các phương tiện cơ giới hạng nặng như xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép Stryker và các thiết bị khác. Ngoài ra, nó có thể chuyên chở 102 lính dù hoặc 134 binh sĩ hay 36 cáng cứu thương cùng 54 bệnh nhân cấp cứu.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
P-8A Poseidon là máy bay chống ngầm mới và hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Nó ra đời nhằm mục đích thu thập thông tin tình báo hay truy lùng tung tích tàu ngầm trên các vùng biển nghi vấn. Các giá treo vũ khí dưới cánh cho phép P-8A mang theo các loại tên lửa, ngư lôi để chống ngầm, chống hạm hoặc các phao dò sonar chuyên dụng.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Máy bay chống ngầm P-8A Poseidon là biến thể quân sự của máy bay chở khách Boeing 737. Nó có giá thành khoảng 290 triệu USD/chiếc. Nó có khả năng di chuyển với vận tốc 907 km/h cùng phạm vi hoạt động 2.200 km. Trần bay tối đa của P-8A đạt 12.400 m trong khi nó có khả năng lượn sát mặt nước để tăng cường hiệu quả săn ngầm.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
Trực thăng VH-71 Kestrel ra đời nhằm thay thế đội ngũ trực thăng cũ kỹ đáp ứng nhu cầu đi lại trong khoảng cách gần của Tổng thống Mỹ. Đây là dự án công nghệ cao với những đột phá nhằm đảm bảo an toàn cho người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, VH-71 không nhận được sự ủng hộ của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama.
5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ
VH-71 Kestrel là dự án do cựu Tổng thống George W.Bush khởi xướng. Mẫu máy bay đầu tiên cất cánh ngày 3/7/2007. Các mẫu thử nghiệm cho thấy VH-71 có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 300 km/h với trần bay 4.500 m. Giá trị máy bay khoảng 241 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, Tổng thống Obama gần như quyết định tạm ngừng dự án sản xuất VH-71 trong tháng 5/2009. Chắc chắn máy bay loại này sẽ không có cơ hội chuyên chở Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.

No comments:

Post a Comment