Saturday, August 30, 2014

“Em muốn đến trường… nhưng ở đây không có lớp học nữa”


(Dân trí) - Đó là ước nguyện của cô bé dân tộc Thái phải theo mẹ “bỏ cuộc chơi” nơi khu tái định cư khang trang đề huề để về nơi lòng hồ sống trong cảnh thất học.


Còn chưa đầy một tuần nữa là học sinh trong cả nước bước vào ngày khai giảng năm học mới. Thế nhưng, hơn 60 đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đang có nguy cơ không được dự khai giảng.
Em có một ước ao là … được đến trường
Những ngày cuối tháng 8/2014, PV Dân trí cùng ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương ngược dòng Nậm Nơn vào khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để tìm hiểu, vận động gia đình đưa con đến trường trong năm học mới.
Vượt qua những con sóng lớn nhấp nhô, hơn 1 giờ chạy thuyền máy vào sâu trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ chúng tôi có mặt tại bản Kim Hồng, xã Kim Tiến cũ nay vùng đất này thuộc quản lý của xã Hữu Khuông. Bản Kim Hồng nằm ẩn khuất sau trong những cây rừng lớn, những ngôi nhà lợp bằng lá cọ úa vàng, thi thoảng một cơn gió rừng xé ngang xào xạc, bản làng nhỏ này cũng cô liêu đến nao lòng. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường. 
Trong căn nhà lá thấp tè tè, anh Lương Văn Thân (35 tuổi) là một trong nhiều hộ dân tộc Thái sau khi rời lòng hồ thủy điện Bản Vẽ về khu tái định cư Thanh Chương chưa được bao lâu, nay anh cùng vợ con quay về quê cũ để làm ăn sinh sống (rời khu tái định cư ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương quay về khu vực lòng hồ Bản Vẽ dựng nhà sàn sơ sài sinh sống). Căn nhà đứng chênh vênh bên sườn núi. Sàn nhà được lát bởi những tấm nứa đập dẹt, chỗ nằm ngủ cũng không đàng hoàng như ở khu tái định cư, thi thoảng nó lại kêu ken két khiến chúng tôi không khỏi buốt răng.
Trò chuyện với chúng tôi anh Thân bảo, từ ngày về xuôi (khu tái định cư) cái ăn, cái uống, đất sản xuất… luôn thiếu, rồi anh sinh ra “hư hỏng” đi buôn hàng trắng và bị phạt tù. Ngày ra tù anh trở về quê bảo vợ con bán nhà ở khu tái định cư quay về quê cũ, giờ anh đã được hai đứa con nhưng cả hai đều không được đi học. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
Hai đứa con trai của anh Lương Văn Thân đứa học lớp 1 đứa lớp 2 nhưng nay đã bỏ học theo mẹ lên rừng.
“Nhà ta được hai con, thằng đầu là Lương Văn Nhất (SN 2002) và Lương Văn Mạnh (SN 2004) nhưng không còn đi học nữa. Về đây, hai đứa nó hay theo mẹ vào rừng, lên rẫy hái măng thôi... Ở đây không có trường, không có lớp thì đi học sao được, ta đành phải cho con nghỉ học thôi… cả hai đứa nó bỏ học được 3 năm rồi”, anh Thân nói.
Năm 2009, cả gia đình anh Thân về khu tái định cư (KTĐC) Thanh Chương thuộc bản Mà. Tại đây, 2 đứa con anh Thân được đến lớp đều đặn, đứa học lớp 1 và lớp 2. Thế nhưng do điều kiện kinh tế ở KTĐC thiếu cái ăn nên vợ chồng anh lại dắt díu mang con quay về quê cũ sinh sống.
Cùng chung cảnh những đứa con thất học ở vùng lòng hồ vì theo cha mẹ về quê cũ, thì 3 đứa con của chị Lương Thị Tiên cũng vậy. Cháu Lương Thị Kim Dung (SN 2003) - đứa con gái đầu chị Tiên học giỏi, xinh xắn với ước mơ sau này trở thành nhưng cũng vì bố mẹ từ bỏ khu tái định cư mà em phải theo về quê cũ nay em đã nghỉ học gần 2 năm. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
Hằng ngày cố thủ trong khu vực lòng hồ, bố mẹ của những đứa trẻ không màng đến tương lai của các con.
Trong lúc tâm sự với chị Tiên trời đã xế trưa, nhưng ở đây nắng vẫn chói chang, không khí khá ngột ngạt bởi thời tiết cuối hè, từ ngoài hiên nhà tiếng chó sủa, một đứa bé đứng tuổi người lấm len bùn từ chân lên mặt, chị Tiên bảo cháu Dung nhà ta đó. Nó vừa đi rừng đào dế về đó.
Nhìn đứa con đang tuổi ăn học phải theo mẹ về quê cũ chị Lương Thị Tiên ứa nước mắt: “Cháu nghỉ học gần 2 năm rồi. Năm 2012, Dung và hai đứa em theo cha, mẹ quay về đây sống nên không được đi học nữa. Ta biết, các cháu đi học cháu thích lắm, được chơi với các bạn, biết cái chữ, nhưng…”. Chị Tiên ngập ngừng câu nói đứt đoạn rồi quay mặt nhìn về phía cánh rừng xa xa.
Khi được hỏi Dung có muốn đi học nữa hay không?. Cô bé có gương mặt xinh xắn thơ ngây có vẻ ấp úng: “Cháu rất muốn đi học. Nhưng ở đây không có trường, có lớp chú à”.
Hơn 60 em bỏ học vì theo mẹ về quê cũ
Theo báo cáo, thống kê của UBND huyện Tương Dương trước thềm năm học mới, riêng khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ ở khu vực bản Kim Hồng cũ (nay họ quay trở về) có 4 cụm dân cư thì có 62 học sinh bỏ học từ 1-2 năm. Huyện cũng đã nhiều lần vận động, nhưng đến nay hầu hết các em học sinh ở bản Kim Hồng này vẫn chưa được bố mẹ quan tâm.
Thêm một lần nữa, trước thềm năm học mới anh em phóng viên chúng tôi cùng ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương đã vào đi vận động bà con, các em học sinh cố gắng đến trường (nếu các em trở lại học sẽ phải đi lại bằng thuyền xuống khu vực xã Hữu Khuông mất hơn 5km đường sông). Tuy nhiên, mọi cố gắng đến thời điểm này vẫn chưa có khả thi. 
Bản làng chênh vênh trên núi - nơi hơn 60 em không được đến trường.
Bản làng chênh vênh trên núi - nơi hơn 60 em không được đến trường.
Sau gần 2 năm bỏ học, bé Lương Thị Kim Dung theo bố mẹ về rừng đi bắt cua, đào dế, trông em...
Sau gần 2 năm bỏ học, bé Lương Thị Kim Dung theo bố mẹ về rừng đi bắt cua, đào dế, trông em... 
Về vấn đề này, ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Bản Kim Hồng cũ hiện có 57 hộ quay về quê cũ và có 62 cháu đang thất học vì theo bố mẹ về đây. 2-3 năm trở lại đây các cháu thất học. Nguyên nhân là do: từ bản Kim Hồng đi đến điểm trường ở xã Hữu Khuông nó quá xa (đi lại trên sông mất hơn 5km), bên cạnh đó, các em đi trên lòng sông hồ rất nguy hiểm, và cái nữa là cha mẹ các em cũng không mặn mà, không tích cực lắm để đưa con đến trường vì họ cho rằng đi lại vất vả.
Năm học này, huyện đã lên vận động nhân dân ở đây cố gắng đưa các cháu đến trường. Còn huyện thì không từ chối, mặc dầu hộ khẩu các cháu ở dưới Thanh Chương (vì đã chuyển về KTĐC Thanh Chương), còn quyền các cháu vẫn được hưởng như bao trẻ em khác. Các em vẫn được ăn học, được vui chơi, còn chúng tôi luôn tạo điều kiện để các cháu được đến trường. Phía huyện Tương dương cũng đã chỉ đạo xã Hữu Khuông bố trí nơi nào đó thích hợp nhất để các cháu có chỗ ở để an tâm học hành”.
Cô Vy Bích Thủy - Trưởng phòng Giáo dục huyện Tương Dương cho biết: Năm học vừa qua cả huyện có 21 em bỏ học, tuy nhiên năm nay tại nhiều bản ở khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nhiều hộ gia đình ở KTĐC Thanh Chương quay trở lại thì số lượng học sinh bỏ học sẽ lớn hơn (62 em học sinh này hộ khẩu thuộc khu tái định cư Thanh Chương). Mặc dù mấy năm qua Phòng đã tổ chức vận động và đặc biệt thực hiện hiệu quả chế độ bán trú dân nuôi, kéo rất nhiều học sinh vùng dân tộc trở lại trường.
Chỉ còn ít ngày nữa là ngày khai giảng năm học mới bắt đầu thế nhưng bố mẹ chưa thể đưa các em đến trường vì còn tất bật mưu sinh. Chia tay cụm dân cư tại bản Kim Hồng cũ khi nhìn những đứa trẻ còi cọc, chân lấm tay bùn… những đứa trẻ đang ước muốn quay lại trường như em Dung mà chúng tôi thấy nao lòng. Rồi chúng tôi tự hỏi: Không biết đến bao giờ, sử học nơi đây sẽ sáng lên được. Có lẽ câu hỏi này, thêm một lần nữa chúng tôi xin được gửi về các cơ quan chức năng cao hơn. 
Dưới đây là một số hình ảnh nỗi niềm bản làng cố thủ trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để hơn 60 em học sinh phải bỏ học do PV Dân trí thực hiện: 
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
PV Dân trí phỏng vấn anh Lương Văn Thân - người bố từng đi tù vì tội buôn bán chất ma túy, trở về anh bán nhà ở khu tái định cư lên đây sinh sống. Hai đứa con anh cũng đã bỏ học.

Các em ở đây không được đến trường...
Các em ở đây không được đến trường...
Khi được hỏi về ăn loại thức ăn này, các em cho biết cây rừng...
Khi được hỏi về ăn loại thức ăn này, các em cho biết cây rừng...
... trong một buổi ăn trưa của các em...
... trong một buổi ăn trưa của các em...
... các em cũng cho tôi thử vài miếng...
... các em cũng cho tôi thử vài miếng...
Những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn học hành.
Những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn học hành.
Chị Lương Thị Tiên có 3 đứa con, thì cả 3 đều cho nghỉ học.
Chị Lương Thị Tiên có 3 đứa con, thì cả 3 đều cho nghỉ học.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Hàng ngày, chị Tiên bế con nhỏ đứng nhìn về phía núi rừng mong ước cây trên rừng tốt, lúa rẫy được mùa... và chị cũng ước con được học hành nhưng ...
Em Lương Thị Kim Dung vất vả đầu trần đi đào dế từ trong rừng về...
Em Lương Thị Kim Dung vất vả đầu trần đi đào dế từ trong rừng về...
Em Dung vất vả lắm mới moi được mấy con dế nhưng chân tay đều lấm bùn đất ...
Em Dung vất vả lắm mới moi được mấy con dế nhưng chân tay đều lấm bùn đất ...
Người mẹ ở nhà trông em và nở nụ cười tươi sau khi con từ rừng về...
Người mẹ ở nhà trông em và nở nụ cười tươi sau khi con từ rừng về...
Sản phẩm là những chú dế được em Lương Thị Kim Dung sau gần một buổi chui trong rừng.
Sản phẩm là những chú dế được em Lương Thị Kim Dung sau gần một buổi chui trong rừng.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Nếu các em muốn vào điểm xã Hữu Khuông đi học thì cách duy nhất là đi trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ với hơn 5km đầy nguy hiểm, vất vả...
Nguyễn Duy

No comments:

Post a Comment