Saturday, April 26, 2014

Nắng nóng, trẻ 7 tháng tuổi cũng ...đột qụy !


Thời tiết nắng nóng ở TP.HCM liên tục trong những ngày gần đây, khiến các bệnh nhân bị đột quỵ có dấu hiệu gia tăng. Tại các bệnh viện trên địa bàn TP, số người đột quỵ tăng khoảng 5 đến 10%. Điều đặc biệt, không chỉ có người già mà cả những người trẻ tuổi, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ.

Nắng nóng, trẻ 7 tháng tuổi cũng ...đột qụy 
Nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đang nằm điều trị tại Khoa bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115, TPHCM

Cả già lẫn trẻ đều đột quỵ

Trưa 25/4, sau khi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới lấy thông tin về tình hình dịch sởi ở người lớn, vừa về đến cơ quan, cô phóng viên trẻ tên Q. bỗng dưng ngất lịm trước cửa cơ quan. Mọi người trong cơ quan hốt hoảng liền đưa  Q. vào phòng và pha nước trà gừng cho chị uống. Sau một thời gian nghĩ ngơi, uống nước trà gừng Q. đã tỉnh lại.

Q. cho biết, mấy ngày qua, phải thường xuyên đến bệnh viện lấy thông tin về tình hình dịch sởi, ngửi mùi thuốc liên tục nên Q. cảm thấy khó chịu. Thêm nữa, so thường xuyên thức khuya, dậy sớm nên sức khỏe hơi yếu, hôm nay lại chạy ngoài đường với cái nắng như đổ lửa, hầm hập như tát nước sôi vào người, nhiều lúc người cảm thấy như muốn ngợp thở.

“Giờ em vẫn còn cảm thấy choáng. Em đâu có bệnh tiền sử gì đâu, chắc do sức khỏe yếu, đi đường nắng nóng quá em bị tụt đường huyết. Nếu tình hình sức khỏe không được tốt, chắc  hôm sau em phải đến bệnh viện kiểm tra xem thế nào, chứ thật sự em rất ngại đến bệnh viện lắm”, Q. vừa nói vừa thở ra.         

Nhiều ngườiNhiều người  trẻ tuổi cũng bị đột quỵ do thời tiết quá nắng nóng

Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM, trước đây độ tuổi bị đột quỵ thường chỉ xảy ra ở những người trên 60 tuổi, nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi cũng bị đột quỵ.

Hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115 có khoảng 160 bệnh nhân đột quy đang được điều trị tại đây, trong đó  tỷ lệ người trẻ tuổi ( dưới 45 tuổi) bị đột quỵ chiếm gần 30%.

Những người trẻ tuổi bị đột quỵ có chiều hướng tăng, có những bệnh nhân đột quỵ chỉ mới hơn 10 tuổi, thậm chí có trẻ chỉ mới 7 tháng tuổi. 

“Điều này là do trước đây, những người trẻ không nghĩ đến mình có thể bị đột quỵ. Những bệnh nhân trẻ này bị đột quỵ là do sự rối loạn về chuyển hóa mà thường gặp nhất là hẹp động mạch não do sơ vỡ động mạch. Ngoài việc người trẻ đột quỵ do sự rối loạn về chuyển hóa thì cò một số trẻ sử dụng thuốc gây nghiện, mắc bệnh tiểu dường do sử dụng nhiều bia rượu cũng khiến nguy cơ gây đột quỵ cao”, bác sĩ Thắng cho biết.

Cũng theo bác sĩ Thắng, dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nắng nóng gây ra đột quỵ, nhưng có một thực tế nắng nóng đã góp phần gây ra đột quỵ, nhất là những người có bệnh tiền sử như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, …

Thời tiết nắng nóng, cơ thể con người hoạt động nhiều hơn, có thể làm thay đổi huyết áp, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cơ thể.

Khi trời nắng nóng nhiều người mất ngủ, nhất là những người lớn tuổi, người già cũng góp phần làm nguy cơ tăng huyết áp. Điều này là nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ gây đột quỵ

Tự nhiên không nói được

Các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM như: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Nhân Dân 115…trong những ngày gần đây có  số lượng bệnh nhân nhân đột quỵ tăng mạnh. Trong đó, đông nhất là Bệnh viện Nhân Dân 115.

Bác sĩ Thắng cho biết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận thêm khoảng 30 bệnh nhân đột quỵ. Nếu so với những tháng 1, 2. 2014, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện mỗi tháng khoảng 700,  thì đến tháng 3 đã lên đến 800, và từ đầu tháng 4 đến nay đã gần 800 bệnh nhân. Điều này cho thấy, số bệnh nhân đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng.

Chị Dương Nguyệt Hồng ( ngụ ở quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết, hơn 50 ngày qua, mẹ chị bị đột quỵ nằm ở khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115 đến giờ vẫn chưa khỏe.
Mẹ chị năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng bà rất khỏe, chỉ có bệnh phổi nhẹ, thỉnh thoảng trái gió trở trời thì ho đôi chút. 

Những người bị đột quỵ còn do kiểm soát bệnh nền của mình yếu kémNhững người bị đột quỵ còn do kiểm soát bệnh nền của mình yếu kém

Chị Hồng kể: sáng hôm ấy, chị cùng mẹ đi bộ tập thể dục, sau đó chị Hồng đi chợ, còn mẹ mình thì đi ăn sáng. Khi đi chợ xong, chị Hồng  quay lại  thấy mẹ mình đang tính tiền, nhưng rút tiền ra bà cứ ậm ứ không nói được gì, chị Hồng sờ vào người mẹ mình thì thấy hàm của bà bị cứng. Lập tức, chị thuê xe đưa mẹ về nhà, bước xuống xe mẹ chị nói, bà đã bình thường trở lại; nhưng vào nhà một lát thì bà lại quỵ xuống, sau đó lại đứng dậy.
Thế nhưng mấy tiếng đồng hồ sau, mẹ chị lại ngã quỵ xuống tiếp. Lúc này chị Hồng xác định mẹ mình bị bệnh đột qụy
“Sau khi đưa đến Bệnh viện Nhân Dân 115, các bác sĩ ở đây chẩn đoán mẹ tui bị phù não diện rộng. Điều trị được một thời gian, chị thấy mẹ chị dần bình phục, não đã phục hồi, các bác sĩ cắt  giảm thở máy, để chuẩn bị tiến tới cho thở ôxy, thì bất ngờ mẹ chị lại tái phát bệnh nặng trở như ban đầu, phải tiếp tục tăng cường máy thở. Sau đó, các bác sĩ chuẩn đoán trở lại thì phát hiện mẹ chị bị viêm phổi nặng”, chị Hồng cho biết.
Về điều này, bác sĩ Thắng cho biết, ngoài do thời tiết nắng nắng, khiến những người già mất ngủ, suy giảm sức khỏe  dễ gây nguy cơ đột quỵ, còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là bệnh nhân kiểm soát các yếu tố bệnh nền của mình như: phổi, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… rất kém. 
“Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, phổi… chỉ uống thuốc và điều trị một thời gian, thấy bệnh giảm thì tự ý ngưng thuốc. Và chính việc ngưng một thời gian này khiến bệnh quay trở lại, tạo  nguy cơ gây đột quỵ ”, bác sĩ Thắng lý giải.

Theo Hồ Quang
Một thế giới

No comments:

Post a Comment