(PetroTimes) - Lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh
Bệnh sởi bùng phát ở Hà Nội, và đã thành dịch, với số trẻ yểu mệnh cao chưa từng thấy: Số tử vong liên quan đến sởi là 54, trong đó có 14 ca tử vong trực tiếp do sởi (với 4 trẻ dưới 9 tháng tuổi).
Ấy vậy mà Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn lấp liếm cho lý do không công bố dịch là vì sợ “gây xáo trộn sinh hoạt, hoang mang…”.
Nhưng có lẽ lý do thuyết phục hơn cả là bà trót công bố kế hoạch thanh toán bệnh sởi vào năm 2012, nay nếu công bố có dịch, thế hóa ra lại “tự nhận mình là… không hoàn thành kế hoạch ư”.
Vì sự che giấu này mà Hà Nội đối phó với dịch bệnh một cách bị động và lúng túng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát bệnh nhân sởi.
Phải rất đáng biểu dương các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai đã phải gồng mình lên làm việc hết sức mình hơn một tháng nay. Có người cả tuần không về nhà; có người mấy ngày liền chỉ húp vội bát mì tôm… Và họ khóc uất ức, khóc vì bất lực khi thấy các cháu bé nối nhau ra đi.
Rồi ở nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có bệnh sởi. Nhưng, như ở TP Hồ Chí Minh, do các bệnh viện, có tầm nhìn xa – ngay khi chỉ mới có dăm bệnh nhân đến, là bệnh viện Nhi đồng TP đã nghĩ ngay đến “dịch”, và có những ứng phó rất bài bản, cho nên không để xảy ra hậu quả xấu.
Bây giờ, hàng chục trẻ nhỏ đã mất, người ta mới đặt ra những câu hỏi “lẽ ra”.
Lẽ ra phải tổ chức phân tuyến ngay từ đầu để giảm tải?
Lẽ ra phải báo cáo lên… Lẽ ra thế nọ, lẽ ra thế kia…?
Quá đau lòng trước mất mát, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải kêu lên, khi đi thăm bệnh viện Đống Đa: “Nhưng chúng ta cứ lúng túng trong việc có công bố dịch không, công bố thì thế nào, không công bố thì thế nào? Điều kiện công bố dịch, công bố thế nào do cơ quan chuyên môn đánh giá nhưng dù có công bố hay không và dù có nói với ngôn ngữ gì thì tình hình dịch cũng là nghiêm trọng, ứng phó với dịch phải tương xứng… Trước đây chúng ta công bố, gọi một số bệnh là dịch nhưng số chết có nhiều như thế này đâu? Philippines cũng có dịch nhưng số chết thì ít hơn ta”.
Xâu chuỗi lại tất cả sự việc, thực ra, chỉ cần giải quyết một vấn đề và cũng có thể nó bằng câu “lẽ ra”.
Vâng, lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh.
Như Thổ
* Ý kiến phản hồi:
Lam Anh: "Bộ trưởng đi thăm các cháu bé mà chắp tay dòm dòm như đi xem triển lãm thế kia???"
Vân: "Thì ra Bộ trưởng Tiến sợ mất thành tích"
Nguyễn Sự: "Văn hóa từ chức vốn phổ biến ở nhiều nước. Một Bộ trưởng Y tế hoàn toàn có thể từ chức sau khi có nhiều bệnh nhân qua đời. Trong quan niệm của họ, đó là trách nhiệm trực tiếp của mình".
Đỗ Văn Sơn: “Nếu được đừng bao giờ bắt tôi phải nhìn thấy bà Bộ trưởng này”
Cung Danh: “Bà Bộ trưởng này mà từ chức, tôi chết liền…!”
Xich Lo: "Bộ trưởng Tiến có thể là nhà khoa học giỏi, nhưng chắc chắn không phải là một Tư lệnh giỏi, người mà nhân dân cần cho vị trí Bộ trưởng".
Vạn Ý: "Bức xúc quá, chúng ta phải làm gì bây giờ. Hết lần này đến lần khác, nhìn các em bé mà xót xa quá!"
Dân Thường: “Đừng vì cá nhân, đừng sĩ diện, đừng ham lợi danh nữa. Xin bà Bộ trưởng hãy Từ Chức",
21:01 | 26/04/2014
No comments:
Post a Comment