Saturday, March 29, 2014

Tiếp viên VNA buôn lậu: VNA tự đào tạo, đạo đức thì...



(Tin tức thời sự) - Trường Học viện hàng không Việt Nam không đào tạo bất kỳ tiếp viên nào của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Tiếp viên phải được học 3,5 tháng
Đó là nhận định thẳng thắn của ông Nguyễn Đại Lượng - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Trường Học viện hàng không Việt Nam, khi chia sẻ với Đất Việt.
Ông Lượng cho biết thêm: " Tiếp viên của hãng bay VNA là do công ty này tự đào tạo tại Trung tâm đào tạo huấn luyện STC của Tổng công ty hàng không VN".
Chính vì không được giảng dạy nên nhà trường không nói được về quá trình đào tạo giáo dục, phẩm chất đạo đức cho những tiếp viên của hãng bay này.
Ông Lượng cũng tiết lộ vốn dĩ thời gian đào tạo ra một tiếp viên hàng không chỉ mất 3,5 tháng, thời gian khá ngắn. Đây là khung đào tạo chuẩn của của châu Âu (EU), của thế giới chứ không riêng của VN.
Học viện hàng không Việt Nam không đào tạo tiếp viên hàng không của VNA
Học viện hàng không Việt Nam không đào tạo tiếp viên hàng không của VNA
Thậm chí, ông cho hay: "Tiêu chuẩn này còn phù hợp với tiêu chuẩn của IATA, tương thích tiêu chuẩn đào tạo tiếp viên của các nước châu Âu, ICAO quy định. Trong đó có cả kỹ năng và đạo đức. Nhưng không có bộ môn giảng dạy về đạo đức riêng".
Đào tạo tự túc, đạo đức làm sao tốt được?
Một điều đặc biệt được ông Lượng tiết lộ đó là mặc dù Học viện hàng không, đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho hàng không từ Đại học, Cao đẳng cho đến Trung cấp, kể cả tiếp viên hàng không, nhưng chỉ làm việc cho các hãng khác như Vietjet Air.
Giải thích về việc tại sao nhà trường lại không đào tạo cho hãng VNA thì ông cho hay: "VNA có khoảng 1200 tiếp viên, trước đây thì Học viên hàng không đảm nhận đào tạo toàn bộ số lượng đó. Nhưng từ 1994, VNA báo cáo chính phủ, Bộ GTVT cho phép họ tự đào tạo, tự xây dựng Trung tâm đào tạo, vì đây thuộc ngành nghề đặc biệt, chỉ học 3,5 tháng, không cấp bằng chỉ cấp chứng chỉ, chính vì vậy VNA đã đổi sang hình thức đào tạo trực tiếp".
Mà theo ông thì đào tạo trực tiếp sẽ có mặt lợi và có mặt bất lợi. Có lợi gì, tất nhiên là tiết kiệm chi phí, đào tạo nhanh. Thế nhưng, mặt bất lợi là đạo đức sẽ được đánh giá không khách quan.
Ông cho hay: "Tốt nghiệp ở một trung tâm thì làm sao kỹ năng, đạo đức tốt bằng đào tạo ở một trường được?".
Tuyển người có hối lộ?
Bên cạnh đó, ông Lê Trọng Sành, nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng cho biết: "Hiện nay, khâu tuyển người vào rất nhiều bất cập, ăn hối lộ, người được tuyển vào tư cách không tốt, nên mới ăn cắp để bù lại tiền phong bì đầu vào.
Nữ tiếp viên Vietnam Airline Nguyễn Bích Ngọc. Ảnh cắt từ đài NHK.
Nữ tiếp viên Vietnam Airline Nguyễn Bích Ngọc. Ảnh cắt từ đài NHK.
Thậm chí, chỉ chú trọng bề ngoài, xem người tuyển có động cơ gì, còn người tuyển chọn có tốt hay không, cũng không quan tâm. Lúc tuyển dụng không dựa vào đạo đức, vào chuyên môn, đưa phong bì thì nhận bừa bãi đây là những vấn đề rất lớn trong ngành hàng không".
Theo ông hiện nay, tồn tại lớn nhất của VNA là vấn đề con người, thiết nghĩ số 1 phải là đạo đức, sau đó mới đến chuyên môn, nhưng chuyên môn Khá, đạo đức Kém, thì làm được gì? Từ phi công cho đến thợ máy, hàng chục năm nay vẫn tồn tại hiện trạng như vậy.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng lên tiếng: "Sự việc này cũng đã xảy ra nhiều. Người quản lý của hãng hàng không thì phải thấy ngành của mình là đại diện hình ảnh quốc gia mà đừng làm xấu nó. Muốn vậy thì phải giáo dục đạo đức cho nhân viên cho tốt lên".
Theo NHK, tiếp viên Vietnam Airlines Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ hôm 24/3 ngay sau khi hoàn thành chuyến bay tới Nagoya với cáo buộc vận chuyển 21 chiếc áo jacket trị giá hơn 1.200 USD ăn cắp về Việt Nam trong tháng 9/2013 từ sân bay Kansai ở Osaka.
Tại Sở cảnh sát Tokyo, Ngọc bác bỏ cáo buộc và nói rằng cô không biết số hàng hóa được thuê chuyển về Việt Nam là đồ ăn cắp.
Tuy nhiên, Ngọc thừa nhận cô đã chuyển lậu hàng hóa về Việt Nam dưới sự cho phép của cơ phó, người nói với cô rằng cô có thể làm việc đó để có thêm thu nhập.
Thanh Huyền

No comments:

Post a Comment