BBC: Thưa tiến sỹ, ông thấy năm nay không khí trong nước kỷ niệm cuộcchiến tranh biên giới 35 năm trước đây như thế nào? Dường như có nhiều phóng sự trên các báo bị gỡ xuống?
- Vâng, có nhiều bài bị gỡ, nhưng lại cũng có nhiều bài tiếp tục được đăng lên. “Cởi ra rồi lại buộc vào…” ấy mà. Đặc biệt năm nay có nhiều sáng kiến mới và hay: người dân kêu gọi lấy ngày 17/2 làm ngày Biên giới hay gắn kỷ niệm ngày này với ngày Chiến thắng Đống Đa.
BBC: Ông có cho rằng đăng lên hạ xuống như thế là nguy hiểm và có thể khiến Trung Quốc lấn tới nữa trong một tương lai gần trên bộ cũng như trên biển đối với Việt Nam?
- Nguy hiểm hay không, phải nhìn vào một loạt các động thái, chứ không thể chỉ căn cứ vào một hiện tượng để đánh giá. Nhân 35 năm ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, nhiều ý kiến đã được đề xuất, như là đưa các nội dung liên quan đến cuộc chiến tranh dọc biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc, cũng như các cuộc cưỡng chiếm đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới nữa thì Trung Quốc sẽ thách thức với cả khu vực và thế giới, chứ không chỉ đe dọa riêng biển đảo của Việt Nam.
'Nay đã khác trước'
BBC: Nhưng Trung Quốc đã tuyên bố cấm đánh cá gần như trên toàn bộ Biển Đông và đánh tiếng khả năng thiết lập ADIZ bám theo đường lưỡi bò…
- Tôi đồng ý là tình hình vẫn căng thẳng. Tuy nhiên, khung cảnh chung ngày nay khác với 35 năm trước đây. Trước đây phải chờ trong 10 năm, từ tháng 2/79 đến tháng 3/88, tức là sau khi Trung Quốc lấn chiếm thêm một phần đảo ở Trường Sa nữa, Việt Nam mới bắt đầu đa dạng hóa, đa phương hóa để tìm hậu thuẫn trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, trước đây có một khoảng trống quyền lực, và Trung Quốc hành động trong khoảng trống quyền lực ấy. Họ hòa hoãn được với cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ và Washington lúc bấy giờ cũng chủ trương rút ra khỏi khu vực.
- Tình thế ngày nay khác, nếu như không nói là ngược lại, với sự “xoay trục” của Mỹ và với vai trò ngày càng tăng của nhiều nước, cả lớn lẫn nhỏ đối với an ninh/an toàn hàng hải trên Biển Đông. Về phần trong nước, giờ đây, ngoài việc chăm lo nội lực, Việt Nam hiện đang khai triển mạnh mẽ cái “tích cực hội nhập toàn diện”. Đấy chính là những động thái góp phần, chỉ góp phần thôi, lấp khoảng trống quyền lực nguy hiểm để Trung Quốc không thể “múa gậy vườn hoang” như cuối những năm 80.
Người dân Trung Quốc viếng mộ binh sỹ của họ đã chết trong chiến tranh biên giới với Việt Nam
BBC: Theo ông, 35 năm liệu đã đủ độ lùi để Việt Nam tưởng niệm những mất mát, tôn vinh những người đã ngã xuống để bảo vệ bờ cõi? Và đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “cởi ra buộc vào” nói trên? Có phải do vấn đề chung ý thức hệ với Trung Quốc nên Việt Nam lúng túng?
- Lịch sử thì cần được đối xử công bằng. Không phải chờ đến ngày kỷ niệm, mà cái chính là bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng nên ôn lại các bài học, dù đó là hào hùng, hay bi tráng. Lịch sử Việt Nam phong phú và còn nhiều bí ẩn lắm. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm các ẩn số Việt Nam, trong đó có ẩn số về sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, Việt Nam không những không bị đồng hóa mà vẫn kiến tạo lên được cả một quốc gia độc lập, thì theo giới nghiên cứu, đây là cả một phép lạ!
- Còn về ý thức hệ thì gần đây, chính các học giả Trung Quốc chứ không phải ai khác đã công khai viết trên báo chí của họ rằng, sự “tương đồng ý thức hệ” không phải là cơ sở cho đột phá trong quan hệ Trung-Việt. Thực tiễn bang giao hàng ngàn năm nay chứng minh xu thế không mấy tích cực trong quan hệ song phương sau khi đã được bình thường hóa. Vẫn theo ông Kha Tiểu Trại, hiện nay cần phải “tái bình thường hóa” bang giao Trung-Việt.
- Lịch sử thì cần được đối xử công bằng. Không phải chờ đến ngày kỷ niệm, mà cái chính là bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng nên ôn lại các bài học, dù đó là hào hùng, hay bi tráng. Lịch sử Việt Nam phong phú và còn nhiều bí ẩn lắm. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm các ẩn số Việt Nam, trong đó có ẩn số về sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, Việt Nam không những không bị đồng hóa mà vẫn kiến tạo lên được cả một quốc gia độc lập, thì theo giới nghiên cứu, đây là cả một phép lạ!
- Còn về ý thức hệ thì gần đây, chính các học giả Trung Quốc chứ không phải ai khác đã công khai viết trên báo chí của họ rằng, sự “tương đồng ý thức hệ” không phải là cơ sở cho đột phá trong quan hệ Trung-Việt. Thực tiễn bang giao hàng ngàn năm nay chứng minh xu thế không mấy tích cực trong quan hệ song phương sau khi đã được bình thường hóa. Vẫn theo ông Kha Tiểu Trại, hiện nay cần phải “tái bình thường hóa” bang giao Trung-Việt.
Lịch sử là người thầy
BBC: Ông nói nhiều về lịch sử, vậy liệu lịch sử có thể giúp gì trong việc hóa giải những khúc mắc hiện nay?
- Nếu ôn lại hào khí Đông A thuở nào thì có thể tìm được câu trả lời. Ngay cả những lần kháng chiến chống Nguyên-Mông vẻ vang như chúng ta đã biết, không phải không có khoảnh khắc triều đình từng tính chuyện cầu hòa. Nhưng ngay bấy giờ, chỉ trong một thời gian rất ngắn, quyết sách được người đứng đầu quốc gia và các trọng thần xác lập rất khẩn trương và một khi xác lập được rồi thì kiên định đến cùng. Cái tinh thần quyết tử “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước đã” không phải đến lịch sử cận đại mới có.
Chính quyền Việt Nam hiện tại không muốn nhắc nhiều đến cuộc chiến năm 1979
BBC: Vậy đâu là ý nghĩa thực sự từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc 35 năm trước đây?
- Đối với Việt Nam thì đó là bài học cảnh giác và luôn phải nêu cao lòng tự tôn dân tộc. Cuộc chiến tháng 2/1979 là một trong ba cuộc xâm lược TQ trực tiếp đánh VN: tháng 1/1974, tháng 2/1979 và 3/1988. Cả ba cuộc ấy có thể ví như ba mũi tiêm chủng đã làm tăng sức đề kháng mãnh liệt chống lại mọi mưu đồ và hành động bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Cái chính là phải vượt qua được phức cảm mười bảy tháng hai để ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đoàn kết dân tộc hội nhập quốc tế. Đoàn kết ở đây là phải tăng cường sự thống nhất giữa cái ý thức hệ với cái ý chí, với cái nguyện vọng của người dân. Chủ yếu là phải dựa vào dân để bảo vệ giang sơn xã tắc, chứ không dựa vào ai khác. Chừng nào chưa thực sự quán triệt được điều này thì chừng đó, chưa quy tụ được những điều kiện cần và đủ để hóa giải các thách thức, các nguy cơ trong quan hệ với bên ngoài, nói chung.
BBC: Ông có thể nói rõ thêm về điều ông vừa gọi là phức cảm mười bảy tháng hai?
- Đơn giản thôi. Đó là phải hóa giải được cả hai thái cực: cả cái tâm lý yếm thế lẫn cả cái thái độ khinh suất, chủ quan trong quan hệ với Trung Quốc. Tâm lý yếm thế bắt nguồn tự phức cảm tự ti, chỉ nhìn tương quan Việt-Trung là tương quan trứng chọi đá; kiểu gì cũng phải thần phục Trung Quốc. Còn khinh suất chủ quan, ngược lại là do phức cảm tự tôn thái quá. Sau 1975 thì lại cho rằng, không còn thế lực nào dám đụng đến Việt Nam nữa. Phức cảm này có liên quan tới cuộc chiến 17/2 và đều phải nhanh chóng được khắc phục.
BBC: Theo ông, làm cách nào để vượt qua?
- Như tôi vừa nói ở trên, phải phát huy nội lực để đoàn kết cả dân tộc thành một khối thống nhất, đừng để bị chia rẽ dưới bất cứ một nguyên do nào. Phải giải bùa mọi ngộ nhận về các đối tác trong ngoại giao, phải thực hiện chính sách hòa hiếu, nhưng lúc nào cũng phải nêu cao cảnh giác và sẵn sàng cho mọi tình huống. Hiếu hòa và khoan dung là điều kiện “cần có” nhưng điều kiện “đủ” vẫn phải là xây dựng hệ thống đối tác trong và ngoài ASEAN. Cùng lúc phải làm song song cả hai việc: kiến tạo nền nội trị dân chủ và tự chủ, đồng thời kiến tạo một hậu thuẫn quốc tế vững chắc.
BBC
- Đối với Việt Nam thì đó là bài học cảnh giác và luôn phải nêu cao lòng tự tôn dân tộc. Cuộc chiến tháng 2/1979 là một trong ba cuộc xâm lược TQ trực tiếp đánh VN: tháng 1/1974, tháng 2/1979 và 3/1988. Cả ba cuộc ấy có thể ví như ba mũi tiêm chủng đã làm tăng sức đề kháng mãnh liệt chống lại mọi mưu đồ và hành động bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Cái chính là phải vượt qua được phức cảm mười bảy tháng hai để ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đoàn kết dân tộc hội nhập quốc tế. Đoàn kết ở đây là phải tăng cường sự thống nhất giữa cái ý thức hệ với cái ý chí, với cái nguyện vọng của người dân. Chủ yếu là phải dựa vào dân để bảo vệ giang sơn xã tắc, chứ không dựa vào ai khác. Chừng nào chưa thực sự quán triệt được điều này thì chừng đó, chưa quy tụ được những điều kiện cần và đủ để hóa giải các thách thức, các nguy cơ trong quan hệ với bên ngoài, nói chung.
BBC: Ông có thể nói rõ thêm về điều ông vừa gọi là phức cảm mười bảy tháng hai?
- Đơn giản thôi. Đó là phải hóa giải được cả hai thái cực: cả cái tâm lý yếm thế lẫn cả cái thái độ khinh suất, chủ quan trong quan hệ với Trung Quốc. Tâm lý yếm thế bắt nguồn tự phức cảm tự ti, chỉ nhìn tương quan Việt-Trung là tương quan trứng chọi đá; kiểu gì cũng phải thần phục Trung Quốc. Còn khinh suất chủ quan, ngược lại là do phức cảm tự tôn thái quá. Sau 1975 thì lại cho rằng, không còn thế lực nào dám đụng đến Việt Nam nữa. Phức cảm này có liên quan tới cuộc chiến 17/2 và đều phải nhanh chóng được khắc phục.
BBC: Theo ông, làm cách nào để vượt qua?
- Như tôi vừa nói ở trên, phải phát huy nội lực để đoàn kết cả dân tộc thành một khối thống nhất, đừng để bị chia rẽ dưới bất cứ một nguyên do nào. Phải giải bùa mọi ngộ nhận về các đối tác trong ngoại giao, phải thực hiện chính sách hòa hiếu, nhưng lúc nào cũng phải nêu cao cảnh giác và sẵn sàng cho mọi tình huống. Hiếu hòa và khoan dung là điều kiện “cần có” nhưng điều kiện “đủ” vẫn phải là xây dựng hệ thống đối tác trong và ngoài ASEAN. Cùng lúc phải làm song song cả hai việc: kiến tạo nền nội trị dân chủ và tự chủ, đồng thời kiến tạo một hậu thuẫn quốc tế vững chắc.
BBC
No comments:
Post a Comment