Tuesday, September 2, 2014

Trương Tấn Sang viết “Thời nào cũng có KẺ GIẤU MẶT hiểm ác đối xử bất nhân, nhưng Võ Thị Thắng vẫn hiên ngang…”


Thật ra, bà Võ Thị Thắng đâu có dám “hiên ngang ngẫng cao đầu” như Chủ tịch Trương Tấn Sang viết. Bà kể lại cho người em rễ là (Đào Hiếu) rằng bà đã chuẩn bị treo cổ chết trong văn phòng ủy ban trung ương đảng. Các bạn đọc bài viết của người trong gia đình  thì rõ. ►Võ Thị Thắng: Có một nụ cười khác (Đào Hiếu, Nguyễn Ngọc Già, Huỳnh Ngọc Chênh)

Bút tích của Chủ tịch TT Sang trong sổ tang. Ảnh: Còm sỹ Lương Thiện dẫn
Bút tích của Chủ tịch TT Sang trong sổ tang. Ảnh: Còm sỹ Lương Thiện dẫn
Nếu có ai nghi ngờ bút tích của chủ tịch Trương TấnSang, mời đọc báo An ninh Thủ đô
Chủ tịch nước xúc động viết cảm tưởng vào Sổ lưu niệm của Bảo tàng CATP
.
6 dấu chấm than (!) trong bài viết phúng điếu  bà VTT. Tất cả các dấu chấm than dùng trong các câu trên đều không đúng về mặt văn phạm tiếng Việt  Thủ tuóngư Nguyễn Tấn Dũng cho đến nay vẫn chưa phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã. Mời đọc bài này sẽ thấy cú pháp của TT. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đe dọa tướng Giáp: “Đại  Đại tướng đừng vin là người có công để yêu cầu nọ kia đối với Trung Ương Đảng, những người có công với đất nước nhất đều đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn





Võ Thị Thắng: Có một nụ cười khác (Đào Hiếu, Nguyễn Ngọc Già, Huỳnh Ngọc Chênh)




Bà Võ Thị Thắng lên chức vụ cao sau 1975 nhờ hành động ám sát Bs Trần Văn Đỗ (1968), nhưng bất thành. Một cô gái sinh năm 1945, đến năm 1968 mới chỉ 23 tuổi vì nghe lời tuyên truyền của VC nên ám sát một người dân sự.  Năm 1968, ông Trần Văn Đỗ không còn giữ chức vụ nào khác trong chính quyền.
“Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên – sinh viên – học sinh. Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám sát Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6…”
Bs Trần Văn Đỗ không là một mật vụ. Nhưng đảng nói sao thì bà Võ Thị Thắng tin vậy. Bà bị bắt vì tội khủng bôs, nhungư dduocjs chính phủ VNCH nhân đạo “Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo hiệp định Paris.”
(Bản án năm 1968 mà VNCH dành cho bà Võ Thị Thắng quá nhẹ, so với chị Tạ Phong Tần  (2009) chỉ chống Trung Quốc chiếm HS và TS mà chị bị đảng nhà nước kết án tù 10 năm; và Đỗ Thị Minh Hạnh (2007) vì giúp công nhân nhà máy giày Trà Vinh đòi mức lương cao hơn cho đủ sống, mà cũng bị đảng và nhà nước kết án 6 năm tù giam. Ls Lê Thị Công Nhân đấu tranh thành lập nghiệp đoàn công nhân độc lập để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân mà bị tù 4 năm.)
Trong chiến tranh VN, đảng CSVN đã sử dụng trẻ em dưới 12-16 tuổi để thi hành các công tác cho chúng. Nguyễn Tấn Dũng và Võ Thị Thắng là hai trưởng hợp điển hình.  Các tổ chức khủng bố Taliban, Mãnh Hổ Tamil,…cũng dùng các trẻ em để đánh bom, đặt chất nổ, cầm súng tham gia chiến tranh. .

Võ Thị Thắng: Có một nụ cười khác


Võ Thị Thắng (1945-2014)
(Nhà văn Đào Hiếu, một người thân của bà Thắng; vợ Đào Hiếu là em ruột LS Trần Quôc Thuận, chồng Võ Thị Thắng))

Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng (69 tuổi), uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.
Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.
*
Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.
Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.
Bây giờ chỉ có ký họa.
Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?
Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.
Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.
Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.
Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.
Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.
Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.
Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.
-Bà Thắng đâu?
-Xe khác đã đến đón rồi!
Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.
Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi.
*

Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.
Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?
Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…
Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?
Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.
Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?
Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.
Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?
Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.
Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.
Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.
Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.
Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.
-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.
Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.
Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.
ĐÀO HIẾU
———–
*[Trích]: Bác sĩ Trần Văn Đỗ (1903-1990) không còn giữ một chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968.  Từ năm 1968, Bác sĩ Tần Văn Đỗ là Phó Chủ Tịch Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (Wordl Anti-communist League), vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Ký là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam tại Chí Hòa rồi bị Cộng sản đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù “cải tạo“ ở Bắc Việt gần 10 năm trời và sau khi đư­ợc trả tự do thì sang sống ở Pháp rồi từ trần tại Paris.

Về câu chuyện bà Võ Thị Thắng, Tổng Cục Trưởng Du Lịch VN.
Nguyễn Ngọc Già
23-8-2014
Tiền thân du lịch Hà Nội và du lịch Sài Gòn, tất cả GIÁM ĐỐC VÀ CÁC VỊ TRÍ QUAN TRỌNG BUỘC PHẢI LÀ CÔNG AN (an ninh). Tại sao?
Vì CS thời bấy giờ (khi chưa mở cửa) dùng “du lịch” để làm gián điệp và theo dõi tất cả các cá nhân nước ngoài vào VN. Nên du lịch coi là “mũi nhọn hàng đầu” cho công tác phản gián đối với “bọn phản động” từ nước ngoài về.
Và ai hay hơn (như vai trò CS biệt động) có kinh nghiệm như bà Thắng??? Bà con hổng rành mới thắc mắc tại sao du lịch mà dính vô CIA thì đó là giải thích cho rõ. Nhứt là bà con ở hải ngoại, nghe vụ này chắc càng hoài nghi. Tui nói thiệt.
Có thể rất buồn cười phải hông? CS nó vậy đó. Tiếu lâm lắm. Còn nhiều chuyện mắc cười và khó tin hơn nữa, khi nào có dịp tui kể cho nghe.
Do đó, vụ vu cho bà Thắng là CIA là có thiệt và đồn âm thầm lúc đó nhiều lắm, do CS tụi nó hãm hại nhau vì tranh ăn nên rỉ rỉ và rỉ theo kiểu lan tỏa dần, vu vơ rồi tạo thành sóng ngầm, sóng lớn dần lớn dần và cuối cùng là… chụp.
Đúng như Đào Hiếu nói chứ hổng phải hư cấu đâu. Do tính chất CS rất quái nên nghe như chuyện bịa thì cũng chẳng có gì lạ đâu! Nó muốn chơi bà Thắng để dập cả Kiệt và phe cánh Kiệt, Khải. Mà lúc đó, có gì đáng sợ hơn là làm gián điệp cho CIA. Ai có thể làm gián điệp phù hợp? Du lịch – như nói tên.
Tôi không rành ngoài HN, nhưng trong SG, thiếu tướng công an Quyền Sinh – giám đốc đời đầu tiên của Saigontourist là một “tay chìm” hạng nặng (tay này là dân Bắc). Tay Quyền Sinh này chết rồi! Con trai và gái (dân CS NAm kỳ) ẳm một nhà hàng to đùng trên đường Cao Thắng Q.3 lúc khoảng đầu những năm 90, khi vừa chuẩn bị được Mỹ bỏ cấm vận.
Riêng bà Thắng, vậy mà không tởn, lại đưa con gái (tên TRẦN VÕ HIẾU THUẬN – tốt nghiệp tại Thụy Sĩ về du lịch) vô xin làm ở Majestic dưới thời Trần Hùng Việt (tay này hiện đang là tổng GĐ saigontourist). Chính Trần Võ Hiếu Thuận là tay sai đắc lực trong vụ trà trộn vào cuộc biểu tình 05/6/2011 – cách đây 3 năm tôi có báo mọi người [*] theo lịnh của ĐTNCSHCM thuộc saigontourist. Trần Võ Hiếu Thuận hiện vẫn làm Majestic với vai bí thư đoàn tại KS 5 sao này. Lúc đó, tui hổng nói, không phải vì sợ mà thấy bà Thắng cũng tội nhưng ngu quá (đi theo CS cả đời, bị nó chơi vậy mà còn đút đầu con gái mình vô đó làm gì hổng biết, lại để con gái mình tiếp theo con đường hư hỏng và lầm lạc như vậy! kể cũng tội!) . Bây giờ bả chết nên mới nói ra.
Bạn bà Thắng làm ở đây khá nhiều, đa số hầu như là dân ACQGTMCS như:
1/ Dương Văn Đầy (tức 3 Đầy – chết vì đột tử). Sau khi 3 Đầy chết, phe cánh vì tội 3 Đầy quá nên đưa vợ ông này vô làm ngay và đưa ngay xuống New world (lúc bấy giờ là number one ở SG về khách sạn liên doanh đầu tiên hạng 5 sao. Hình như khoảng 93 hay 94 gì đó) để lãnh lương 2 đầu (nghĩa là lương 1 đầu liên doanh với nước ngoài, một đầu là lương cty trả với tư cách người nhà nước phái xuống). Cách đây 20 năm mà lương đã khoảng $US 2.000 rồi. Nhiều lắm đó, mọi người ơi! Bà này sinh năm 56 hay 57 gì đó. Hiện nay cũng hưu rồi.Chỉ buồn cười là bà này bẻ chữ “hi” ra thì biết được… 1/2.
Trước khi 3 Đầy về làm du lịch là chủ tịch UBND Q.1. Sau thời Quyền Sinh, vì TRUYỀN THỐNG CS là luôn chia rẽ nhau và chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị (nói thiệt cứ ngẫm lại giùm nhe) bọn CS Nam Kỳ rất ghét bọn CS Bắc Kỳ và ngược lại (nó cười nói vậy thôi như 3X hay 4S, Trọng lú v.v…), nên CS thành phố Hồ quyết âm thầm và lặng lẽ giành hết ghế ngon cho CS Nam Kỳ. Nhấn mạnh: Hiện nay CS Nam và Bắc Kỳ vẫn thế. Bọn 3 Đua, Tư Tài , Hai Nhựt v.v… vẫn dứt khoát không chấp nhận CS bắc kỳ . Ngay cả con trai Lê Đức Anh (là PCT UBNDTP), lên đến đó là thôi. Cứ coi thời gian heng. Bảo đảm rất ư là lịch lãm. hi hi hi!
2/ Lê Công Giàu (hay ký cọt sau này trong kiến nghị đó): khi 3 Đầy chưa chết, tay này và 3 Đầy rất kình nhau vì tranh ghế tổng (lúc đó Giàu là phó của 3 Đầy). Dù cùng một ổ là SVHS trong “phong trào chống mẽo”, nhưng cả 2 anh giành nhau kinh lắm. Cuối cùng Giàu thua và thành ủy thời đó đưa Giàu qua làm giám đốc TTXTTM.
3/ Trần Văn Long (cũng ký cọt như Giàu), bí danh Năm Hiền: sau khi Giàu đi, Long được 3 Đầy vừa đưa về ấm chỗ 1 tí là 3 Đầy chết. nhưng Long không có khả năng và hầu như không biết gì về chuyên môn du lịch, nên để ngồi ghế ‘trưởng phòng nhân sự” rồi mới làm phó tổng sau này. Sau đó, 2 Hoàng (cũng là chủ tịch UBND Q/1) về làm tổng GĐ. Chuyện dài lắm!
4/ Cao Lập (cũng ký cọt sau này): có tí máu văn nghệ, nên xuống làm Làng du lịch Thanh Đa Bình Quới. Không khả năng gì hết nên ngồi đó thời gian (đến khi hưu), sau khi làm ở tạp chí du lịch (lúc đó tạp chí này chưa thuộc SỞ Du lịch. Sở Du Lịch thì lúc đó chưa có có). Chuyện cũng dài.
5/ Phan Thị Quyên (vợ anh Chổi, ý lộn Trỗi): Bà này mới mắc cười. Bả rất bực mình khi tui phỏng vấn (cũng tại tui nữa, lúc đó ngu bỏ mẹ cứ gọi chị Quyên vợ anh Trỗi), bị bả la: Em đừng gọi vậy! Tui hiểu liền, nhưng cũng đính chính: Tại em phải gọi vậy người ta mới biết chị mà lên báo cho xôm, chứ nói chị vợ anh Dũng. co1 ai biết đâu, chị thông cảm. Nâng chị mà! Hi hi hi! Bà Quyên này cũng chẳng có biết làm gì, nhưng vì anh Trỗi, nên nó cho ngồi làm thanh tra cứ tà tà sáng vô chiều về lãnh lương. Bà này với bà Bùi Xuân Lan (em ruột của Bùi D(ức Ái cũng vừa nghẻo xong – Bùi Đức Ái là nhà văn Anh Đức với chị Sứ Hòn Đất đó) kình nhau kinh khủng. CS mà!
Còn nhiều chuyện lắm… quỡn quỡn kể cho bà con nghe.
Nói tóm lại, vụ bà Thắng liên quan và bị vu làm gián điệp là thiệt và mấu chốt là đập dập phe Kiệt – Khải của CS Bắc Kỳ đứng đầu là TC2, cha vợ của Vịnh thời triều đại Vũ Chính đó. Nguyên do kéo bà Thắng là vì bả làm du lịch, có cớ dễ dựng đứng và vu cho nó thiệt là nghiêm chọng (ý lộn trọng), như giải thích từ phần đầu.
Ác lai ác báo. Nhân quả nhãn tiền. Ông Thuận coi vậy chứ khờ thấy mẹ, và bị cái bóng bà vợ bự quá che mất hết!!! Ổng lên làm PCNVPQH cũng là nhờ tiếng bà Thắng nhiều lắm đó! Nhưng ổng hiền, và không bon chen nên tụi nó tha, vả lại làm ở cái ghế đó cũng chẳng ảnh hưởng chính trị gì quá lớn mà CS nó phải lo quá!
———–
Huỳnh Ngọc ChênhVõ Thị Thắng, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam
23-8-2014
HNC: Tôi cũng từng nghe nói về vụ Võ Thị Thắng thời tôi ở báo Thanh Niên, và hầu như các sếp báo Thanh Niên và sếp một số báo khác cũng biết vụ nầy sau khi một nhân vật ở trung ương bị bắt và một nhân vật ở TP HCM bị kỷ luật. Tay ở trung ương thì tôi không biết, nhưng tay ở HCM thì tôi không những biết mà còn quen. Ông ta là cộm cán của thành ủy, nhà ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, nghe nói ông là người ngụy tạo ra hồ sơ Võ Thị Thắng là CIA.
Hồi đó nghe nói động cơ của vụ việc là do thâm thù cá nhân gì đó của người nhà tay ở trung ương với bà Thắng, nhưng tôi thắc mắc không hiểu tại sao tay cộm cán ở HCM lại dính líu vào để tiếp tay hại người. Hồi đó tôi không nghĩ rằng có cái gì ghê gướm đứng đàng sau đó nữa. Những chuyện hại người như vậy tôi vẫn nghe thường xuyên từ kênh chính thức cũng như các kênh vĩa hè, và tôi cho đó là chuyện chẳng lạ gì trong chế độ cộng sản, vì tôi đọc quá nhiều chuyện động trời thời Stalin ở Liên Xô và thời Mao Trạch Đông ở Tàu cộng nên cũng chẳng mấy quan tâm. Đã đi theo một thể chế chính trị không minh bạch thì có thể trúng lớn, phất  nhanh lên cao, nhưng cũng phải chấp nhận rủi ro rất cao. Giống như đánh bạc, năm ăn năm thua vậy thôi.
Tuy nhiên đọc những gì của Đào Hiếu viết từ góc độ gia đình, mới cảm nhận được mức độ khốc liệt của chuyện ăn thua cờ bạc trên chính trường của chế độ nầy.
—-
Bút tích của Chủ tịch TT Sang trong sổ tang. Ảnh: Còm sỹ Lương Thiện dẫn
Bút tích của Chủ tịch TT Sang trong sổ tang. Ảnh: Còm sỹ Lương Thiện dẫn

No comments:

Post a Comment