Theo -
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới đều khuyến cáo Việt Nam rằng, sự gia tăng số lượng khách quốc tế sẽ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc thu lệ phí visa.
Đề xuất miễn visa cho khách đến từ 9 quốc gia
Tại buổi họp báo công bố Hội chợ Du lịch quốc tế ITE 2014 cuối tuần qua, đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) cho biết Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch đã đề xuất Chính phủ miễn thị thực (visa) cho khách du lịch đến từ 9 quốc gia gồm: Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Úc, New Zealand, Ấn Độ và Canada.
Lý do đề xuất được 2 bộ đưa ra là khách du lịch từ các nước Tây Âu thường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Khách du lịch Úc, New Zealand thì mang lại nguồn thu cho ngành du lịch trong mùa thấp điểm. Canada nằm trong nhóm 15 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt Nam. Ấn Độ được dự báo là thị trường quan trọng với du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới, chính sách miễn visa đã đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch Việt Nam. Gần 42% trong số 5,47 triệu lượt khách quốc tế tăng lên trong 8 tháng đầu năm 2014 (so với cùng kỳ 2013) là từ các quốc gia mà Việt Nam miễn visa.
Hiện Việt Nam có chính sách miễn visa 30 ngày cho du khách từ các nước trong ASEAN (trừ Brunei chỉ có 14 ngày) và miễn visa 15 ngày cho du khách từ Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Sợ "Bangkok sẽ lấy hết"
Khách du lịch coi visa như là một thủ tục áp đặt chi phí. Nếu xét thấy không phù hợp, họ có thể không đi nữa hoặc chọn điểm đến thay thế.
Chưa biết đề xuất trên có được Chính phủ nhanh chóng đồng ý hay không, nhưng nhìn lại ngay như việc hợp tác triển khai 1 visa chung cho khách quốc tế trong dự án Năm quốc gia - Một điểm đến, cũng đã cho thấy sự trì trệ từ phía Việt Nam.
Trong 5 quốc gia, hiện Thái Lan và Campuchia đã thống nhất triển khai visa chung cho du khách nước ngoài đến một trong hai nước, Lào cũng dự kiến sớm tham gia, Myanmar thậm chí còn chuẩn bị áp dụng visa điện tử (khách đăng ký được cấp mã số và đem đến biên giới trình sẽ được cấp visa).
Vậy chỉ còn Việt Nam là chưa thực hiện được.
"Việt Nam chưa thể làm được vì các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài vẫn muốn có một nguồn thu từ việc xin cấp visa. Hơn nữa khi áp dụng một visa thì cửa ngõ thuận lợi như Bangkok sẽ lấy hết, những điểm đến nhỏ, kém thuận lợi hơn sẽ bị thiệt thòi", ông Lã Quốc Khánh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM trả lời TTO tại buổi họp báo ITE 2014.
Cách giải quyết, theo ông Khánh là tiền nộp phí visa sẽ làm thành một quỹ tạm gọi "quỹ phát triển du lịch khu vực", dùng để phát triển, quảng bá, tiếp thị chung cho 5 quốc gia, "ai cũng có thể sử dụng cho mục đích phát triển chung du lịch khu vực". Còn 5 nước vẫn có thể thông báo với nhau danh sách các quốc gia hạn chế, theo TTO.
Trong khi đó, Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới đều khuyến cáo Việt Nam rằng, sự gia tăng số lượng khách quốc tế sẽ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc thu lệ phí visa.
Chẳng hạn, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế sẽ nâng cao thu nhập cho khu vực tư nhân và các khoản thuế đóng góp cho nhà nước, góp phần đẩy mạnh nhu cầu về các sản phẩm phụ trợ như vận tải, ăn uống, hàng thủ công mỹ nghệ; tạo thêm việc làm...
Khách du lịch coi visa như là một thủ tục áp đặt chi phí. Nếu xét thấy không phù hợp, họ có thể không đi nữa hoặc chọn điểm đến thay thế, theo VnEconomy.
Anh Thư
Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới đều khuyến cáo Việt Nam rằng, sự gia tăng số lượng khách quốc tế sẽ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc thu lệ phí visa.
Đề xuất miễn visa cho khách đến từ 9 quốc gia
Tại buổi họp báo công bố Hội chợ Du lịch quốc tế ITE 2014 cuối tuần qua, đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) cho biết Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch đã đề xuất Chính phủ miễn thị thực (visa) cho khách du lịch đến từ 9 quốc gia gồm: Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Úc, New Zealand, Ấn Độ và Canada.
Lý do đề xuất được 2 bộ đưa ra là khách du lịch từ các nước Tây Âu thường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Khách du lịch Úc, New Zealand thì mang lại nguồn thu cho ngành du lịch trong mùa thấp điểm. Canada nằm trong nhóm 15 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt Nam. Ấn Độ được dự báo là thị trường quan trọng với du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới, chính sách miễn visa đã đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch Việt Nam. Gần 42% trong số 5,47 triệu lượt khách quốc tế tăng lên trong 8 tháng đầu năm 2014 (so với cùng kỳ 2013) là từ các quốc gia mà Việt Nam miễn visa.
Hiện Việt Nam có chính sách miễn visa 30 ngày cho du khách từ các nước trong ASEAN (trừ Brunei chỉ có 14 ngày) và miễn visa 15 ngày cho du khách từ Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Sợ "Bangkok sẽ lấy hết"
Khách du lịch coi visa như là một thủ tục áp đặt chi phí. Nếu xét thấy không phù hợp, họ có thể không đi nữa hoặc chọn điểm đến thay thế.
Chưa biết đề xuất trên có được Chính phủ nhanh chóng đồng ý hay không, nhưng nhìn lại ngay như việc hợp tác triển khai 1 visa chung cho khách quốc tế trong dự án Năm quốc gia - Một điểm đến, cũng đã cho thấy sự trì trệ từ phía Việt Nam.
Trong 5 quốc gia, hiện Thái Lan và Campuchia đã thống nhất triển khai visa chung cho du khách nước ngoài đến một trong hai nước, Lào cũng dự kiến sớm tham gia, Myanmar thậm chí còn chuẩn bị áp dụng visa điện tử (khách đăng ký được cấp mã số và đem đến biên giới trình sẽ được cấp visa).
Vậy chỉ còn Việt Nam là chưa thực hiện được.
"Việt Nam chưa thể làm được vì các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài vẫn muốn có một nguồn thu từ việc xin cấp visa. Hơn nữa khi áp dụng một visa thì cửa ngõ thuận lợi như Bangkok sẽ lấy hết, những điểm đến nhỏ, kém thuận lợi hơn sẽ bị thiệt thòi", ông Lã Quốc Khánh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM trả lời TTO tại buổi họp báo ITE 2014.
Cách giải quyết, theo ông Khánh là tiền nộp phí visa sẽ làm thành một quỹ tạm gọi "quỹ phát triển du lịch khu vực", dùng để phát triển, quảng bá, tiếp thị chung cho 5 quốc gia, "ai cũng có thể sử dụng cho mục đích phát triển chung du lịch khu vực". Còn 5 nước vẫn có thể thông báo với nhau danh sách các quốc gia hạn chế, theo TTO.
Trong khi đó, Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch - Lữ hành Thế giới đều khuyến cáo Việt Nam rằng, sự gia tăng số lượng khách quốc tế sẽ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc thu lệ phí visa.
Chẳng hạn, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế sẽ nâng cao thu nhập cho khu vực tư nhân và các khoản thuế đóng góp cho nhà nước, góp phần đẩy mạnh nhu cầu về các sản phẩm phụ trợ như vận tải, ăn uống, hàng thủ công mỹ nghệ; tạo thêm việc làm...
Khách du lịch coi visa như là một thủ tục áp đặt chi phí. Nếu xét thấy không phù hợp, họ có thể không đi nữa hoặc chọn điểm đến thay thế, theo VnEconomy.
Anh Thư
No comments:
Post a Comment